CÁCH TĂNG ĐỘ KIỀM TRONG AO NUÔI TÔM, KIỂM SOÁT ĐỘ KIỀM HIỆU QUẢ

CÁCH TĂNG ĐỘ KIỀM TRONG AO NUÔI TÔM, KIỂM SOÁT ĐỘ KIỀM HIỆU QUẢ
Chia sẻ:

Khi nuôi tôm, quý bà con muốn con tôm được khỏe mạnh và môi trường nước luôn được ổn định, thì phải kiểm soát được độ kiềm trong ao. Tìm hiểu, kiểm soát và tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm đúng lúc sẽ giúp bà con dễ dàng hơn trong việc nuôi, chăm sóc và đạt được thắng lợi trong vụ. Bài viết này sẽ giúp bà con biết được tổng quan về  độ kiềm trong ao nuôi tôm là gì? và cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm một cách hiệu quả, hãy cùng Âu Mỹ AEC đọc qua bài viết này nhé!

Độ kiềm trong ao nuôi tôm là gì?

Tổng độ kiềm chỉ khả năng trung hòa acid của nước. Mặc dù rất nhiều chất gây ra độ kiềm trong nước, nhưng một phần lớn độ kiềm của nước tự nhiên do ba chất sau gây ra theo thứ tự phụ thuộc vào giá trị pH từ cao đến thấp: (1) hydroxide (OH-), (2) carbonate (CO32-) và (3) bicarbonate (HCO3-). Với hầu hết các mục đích thực tế, độ kiềm do các chất khác gây ra trong nước tự nhiên là không đáng kể hoặc rất nhỏ.

Độ kiềm của nước, về nguyên tắc do muối của các acid yếu và các loại bazơ mạnh gây ra và các chất này là dung dịch đệm để giữ pH không giảm nhiều khi đưa acid vào nước. Vì vậy, độ kiềm còn là số đo khả năng đệm của nước và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xử lý nước cấp cũng như nước thải.

Bên cạnh đó nếu bà con muốn tìm hiểu về các loại độ kiềm hay phương pháp xác định độ kiềm thì hãy theo dõi bài viết sau đây: Ảnh hưởng của ĐỘ KIỀM trong nuôi trồng thủy sản

Độ kiềm thích hợp cho tôm thẻ

Độ kiềm thích hợp cho tôm thẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: loại đất nuôi, thức ăn, ánh sáng, nhiệt độ, mật độ nuôi, độ muối của nước ao nuôi.

Tuy nhiên, độ kiềm của nước thường nên nằm trong khoảng từ 7,5 đến 8,5 để tôm thẻ phát triển và sinh sản tốt nhất. Nếu độ kiềm của nước quá thấp hoặc quá cao, có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho tôm, ví dụ như tôm có thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết hoặc chịu độc tố do độ kiềm không phù hợp.

Do đó, để giữ được độ kiềm của nước trong khoảng thích hợp, quý bà con nên sử dụng các chất làm giảm độ kiềm hoặc sử dụng các sản phẩm khoáng tăng kiềm. Tuy nhiên, việc sử dụng các chất này cần được thực hiện cẩn thận và đúng liều lượng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.

 

Tác dụng của độ kiềm trong ao nuôi tôm

  • Độ kiềm ảnh hưởng gián tiếp lên năng suất sinh học sơ cấp trong ao. Khi độ kiềm thấp, một vài thành phần hóa học cần thiết cho sự phát triển của vi tảo sẽ bị thiếu. Ví dụ như, dạng phân bón gốc phospho sẽ không tan khi hàm lượng CaCO3 nhỏ hơn 20 mg/L. Trong trường hợp này, cần phải dùng vôi để nâng cao độ kiềm tổng số, góp phần làm gia tăng hàm lượng phospho cần thiết cho sự phát triển của tảo.

cách tăng kiềm hiều quả - tôm bị thiếu kềm

Hình 2.1: Độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng thấp làm tôm khó lột xác và mềm vỏ chết

cách tăng kiềm hiều quả - Độ kiềm thấp làm tôm khó lột xác và mềm vỏ chết

Hình 2.2: Độ kiềm thấp làm tôm khó lột xác và mềm vỏ chết

  • Khi độ kiềm thấp, pH sẽ biến động và gây stress, giảm tăng trưởng và thậm chí gây chết tôm. Trong nuôi tôm độ kiềm thích hợp cho tôm thẻ nằm trong khoảng 120 – 180mg CaCO3/l và tôm sú là 80 – 120mg CaCO3/l.
  • Độ kiềm ít tác động trực tiếp đến tôm nuôi nhưng nó lại tác động đến các yếu tố môi trường khác nhau pH, mật độ tảo, mức độ độc hại của khí độc và kim loại nặng trong nước, đặc biệt là quá trình lột xác của tôm nuôi.

Ảnh hưởng của độ kiềm đối với tôm

Hình 2.3: Ảnh hưởng của độ kiềm đến pH và lột xác tôm

  • Khi độ kiềm ở mức cao thì pH ít dao động nhưng khiến tôm chậm lớn, khó lột xác, vỏ cứng.
  • Khi độ kiềm ở mức thấp khiến độ pH biến động, dễ khiến tôm bị stress, giảm tăng trưởng và thậm chí có thể gây chết. Độ kiềm thấp cũng khiến tôm bị mềm vỏ sau lột xác, yếu ớt và dễ bị sốc môi trường.

Chính vì thế, kiểm tra độ kiềm ao nuôi tôm thường xuyên sẽ giúp người nuôi chủ động phát hiện sớm và kịp thời điều chỉnh độ kiềm về mức ổn định.

Bà con có thể tham khảo thêm về bài viết Các phương pháp kích thích tôm lột xác của Âu Mỹ AEC

Cách quản lý và cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả

Độ kiềm trong ao tôm thấp

  • Do nguồn nước có độ kiềm thấp, vùng nuôi có độ mặn thấp.
  • Do ốc, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mảnh chúng ăn tảo và hấp thụ muối carbonat làm nước trong và độ kiềm trong nước giảm xuống thấp.
  • Do đáy ao bị nhiễm phèn, cần phải tuân thủ các yêu cầu khi cải tạo ao phèn để hạn chế axit hòa tan từ đáy ao vào nước làm giảm pH và kiềm.
  • Ao bị đóng rong, lab lab, rong đáy và rong nổi nhiều. Đối với trường hợp này cần phải xử lý rong, lab lab thì mới nâng kiềm trong ao nuôi tôm.

cách tăng kiềm hiều quả Sử dụng Super DRT để diệt ốc đinh và 2 mãnh vỏ gây mất kiềm

Sử dụng Super DRT (quảng canh) hoặc Snail (ao công nghiệp) để diệt ốc đinh và 2 mãnh vỏ làm giảm độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm

Âu Mỹ đã tổng hợp một số cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả dưới đây, bà con có thể tham khảo và áp dụng vào ao nuôi của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm thì có thể liên hệ đến hotline: 0855 678 679 để nhận được sự tư vấn từ kỹ sư Âu Mỹ AEC nhé!

  • Để tăng kiềm trong ao nuôi quý bà con nên loại bỏ ốc đinh, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mảnh cho ao nuôi (sử dụng các loại thuốc đặc trị như Snail, super DRT).
  • Khi phát hiện ao đóng rong, nhiều tảo thì có thể sử dụng vi sinh BZT để cắt tảo, ổn định màu nước. Sau 2 ngày có thể sử dụng Zp-Us để xử lý đáy ao và hấp thu khí độc do xác rong tảo chết phân hủy.
  • Thay nước từ 5 – 10%/ngày bằng nước có độ kiềm từ trung bình đến cao.
  • Sử dụng sản phẩm khoáng tăng kiềm KT 01 (2kg/1000m3). Kết hợp ngâm vôi dolomite vào nước ngọt 24h sau đó tạt đều xuống ao vào lúc 8-10 giờ đêm, cứ 1,655 g vôi làm cho 1m3 nước tăng độ kiềm lên 1 mg/ml.

Ví dụ công thức đánh khoáng cho ao tôm

Cách tính lượng vôi dolomite để tăng độ kiềm cho ao 5000 m3 từ độ kiềm 80 mg/ml lên 90 mg/ml:
Lượng vôi dolomite cần sử dụng = 5000 x 1,655 x (90-80)/1000  = 82,75kg 

cách tăng kiềm hiều quả Sử dụng hp 10

Công thức đánh khoáng cho ao tôm Sử dụng khoáng tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm KT 01

  • Khi trời mưa, nhiệt độ, độ mặn, pH và oxy hòa tan trong ao đều bị giảm đột ngột và nước mưa thường có tính axit do có nhiều CO2 trong không khí hòa tan, làm giảm pH của nước ao nuôi. Nhưng khi nước có độ kiềm cao thì pH của nước ít bị thay đổi, do đó trước khi mưa thường tạt vôi nâng kiềm.

 Lưu ý: Khi sử dụng vôi dolomite hay các sản phẩm tăng kiềm nhưng độ tăng không cao, tăng chút ít thì nên quan tâm đến độ mặn, vì độ mặn thấp Ca2+, Mg2+ kém tan do đó nâng độ mặn cao để tăng độ kiềm hiệu quả.

Video cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm

Để giúp quý bà con tổng hợp được các kiến thức một cách nhanh chóng hơn, Âu Mỹ AEC đã làm một video chi tiết về độ kiềm trong ao nuôi và cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả, mời quỳ bà con xem qua: 

 

 

Độ kiềm trong ao nuôi tôm ở mức cao

  • Khi quá trình quang hợp diễn ra mạnh trong ao do mật độ tảo cao, độ kiềm tăng lên rất nhanh ( pH > 9) do carbonat giải phóng từ bicarbonat: 

2HCO3 + tảo = CO2 (quang hợp) + (CO3)2 + H2O

(CO3)2 + H2O = HCO3 + HO-

Quá trình quang hợp của tạo ảnh hưởng đến độ kiềm

  • Khi tổng độ kiềm cao (200-300 mg/L CaCO3) với giá trị pH > 8.5 sẽ ngăn cản quá trình lột xác của tôm diễn ra.
  • Do bón vôi quá nhiều, nước cấp có độ kiềm cao.
  • Trong trường hợp độ kiềm cao (pH > 8.5) có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lột xác của tôm vì thế cần phải giảm độ kiềm ngay.

Cách giảm độ kiềm trong nước ao tôm

  • Giảm mật độ tảo bằng cách thay nước hay dùng hóa chất diệt tảo có thể làm giảm độ kiềm, tuy nhiên cách này không được khuyến cáo vì nó có thể làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong ao và dễ gây stress cho tôm.
  • Cách giảm độ kiềm trong nước bằng cách sử dụng canxi carbonat do nó là nguồn cung cấp ion canxi. Sử dụng cách giảm độ kiềm trong nước này có thể làm giảm pH trong suốt quá trình quang hợp vì khi nồng độ ion canxi tăng lên nó sẽ làm kết tủa carnonat và phospho vô cơ.
  • Để giảm độ kiềm trong nước cần thay nước 3 lần/ tuần (khoảng 20 – 30%) .
  • Trong trường hợp ao nuôi không thể thay nước được, cần hạn chế quạt nước vào ban ngày, tiến hành xử lý cắt tảo cho ao bằng BZT, sau 2 ngày sử dụng Zp-Us để phân hủy xác tảo chết ở dưới đáy ao.

Lưu ý: khi sử dụng nước giếng cho ao nuôi tôm cần phải kiểm tra độ kiềm, độ cứng và kim loại nặng nước trước khi cấp vào ao, nếu thấy cao thì cần phải pha loãng với nước ngọt và trung hòa làm giảm kim loại nặng.

Hy vọng bài viết về Cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả trên sẽ giúp cho quý bà con quản lý ao nuôi của mình hiệu quả hơn và viết thêm nhiều cách nâng kiềm hiệu quả hơn!

Âu Mỹ (AEC) bảo lưu QTG

Ghi rõ nguồn aumyaec.com khi đăng lại thông tin này. 

Xem thêm: Độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Đang xem: CÁCH TĂNG ĐỘ KIỀM TRONG AO NUÔI TÔM, KIỂM SOÁT ĐỘ KIỀM HIỆU QUẢ

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.