Đẩy lùi hơn 10 ảnh hưởng xấu của khí độc trong ao nuôi tôm nhờ sử dụng Vi sinh

Đẩy lùi hơn 10 ảnh hưởng xấu của khí độc trong ao nuôi tôm nhờ sử dụng Vi sinh
Chia sẻ:

Chất thải Nitơ luôn là nỗi lo lắng của người nuôi tôm, chúng thể hiện hàm lượng NH3, NO2 và NO3 phát sinh từ sự phân hủy các chất hữu cơ như thức ăn dư thừa, xác tảo, phân tôm hay vỏ tôm. Nắm được quá trình Nitrat hóa và cách ứng dụng vi khuẩn Nitrat hóa vào ao nuôi tôm sẽ giúp người nuôi tự kiểm soát NH3 và NO2 trong ao nuôi một cách tốt nhất.

Tác hại của NH3 và NO2

Nguyên nhân
Các khí độc phát sinh trong quá trình phân hủy thức ăn dư thừa, xác tảo, mùn bã hữu cơ, vỏ tôm và phân thải.

Ảnh hưởng của khí độc

  • Tôm chậm tăng trưởng, giảm ăn, nổi đầu, chết dần hàng ngày, nếu tình trạng kéo dài tôm sẽ giảm sức đề kháng, tích tụ NH3 nhiều trong cơ thể và dẫn đến dễ nhiễm bệnh khác như phân trắng, EMS, hội chứng gan tụy cấp, đen mang, đốm trắng, hoại tử cơ, tổn thương mang, phù thủng cơ. 
  • Khí độc sẽ nằm ở tầng đáy ao làm cho tôm không thể tiếp cận để tìm kiếm thức ăn nên tôm sẽ có tình trạng "trống đường ruột" làm giảm sự sinh trưởng.
  • Khí NH3 là nguyên nhân phát sinh khí NO2, lượng khí NH3 càng nhiều thì làm phát sinh khí NO2 càng nhiều.
  • Khí NO2 không phân hủy trong môi trường nước, chúng sẽ lơ lửng trong ao nuôi tôm, nếu tình trạng này kéo dài làm cho tôm bị nhiễm Nitrit từ đó giảm sức sống, dẫn đến nhiễm các bệnh khác.

Giới hạn cho phép đối với tôm sú và thẻ chân trắng NH3< 0,3 mg/l, NO2 <5ppm (QCVN 02 - 19 : 2014/BNNPTNT).
* Luu ý: Độc tính của NH3 càng cao khi PH và nhiệt độ càng cao, đặc biệt tăng nhanh khi giá trị pH từ 8 trở lên.

Quá trình Nitrat hóa

  • Đối với các ao nuôi tôm cá, trong quá trình sinh sống bài tiết ra khí NH3 và các hợp chất hữu cơ phức tạp trong ao sẽ được phân hủy thành NH3 dưới tác dụng của vi sinh vật. Lúc này, quá trình Nitrat hóa trong nước diễn ra nhờ vào hoạt động của các loại vi khuẩn có ích sẽ giúp chuyển hóa các chất độc trong ao thành những chất có ích cho đời sống của thực vật thủy sinh.
  • Hiểu một cách đơn giản, quá trình Nitrat hóa sẽ oxy hóa amonia (NH3) thành Nitrat (NO3) thông qua sự hình thành Nitrit trong điều kiện có Oxy.

Quá trình được diễn ra như sau:

- NH3 trong nước sẽ chuyển hóa thành NH4+ theo phản ứng hóa học:

- Nitrat hóa diễn ra gồm 2 giai đoạn được thực hiện bởi 2 nhóm vi khuẩn nối tiếp nhau bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Chuyển hóa NH4+ thành NO2– bởi nhóm vi khuẩn Nitrite hóa

  • Trong giai đoạn này, vi khuẩn tham gia mạnh nhất trong quá trình Nitrite hóa là những loại vi khuẩn vô cơ tự dưỡng, chúng chuyển hóa NH4+ thành NO2– sẽ sinh ra năng lượng dùng cho hoạt động sống của vi khuẩn nitrite hóa.
  • Trong tự nhiên vi khuẩn Nitrite hiện diện rất nhiều như: Nitrosmonas và Nitrosococcus, Nitrosopira.. chúng giống nhau về mặt sinh lý, sinh hóa nhưng lại khác nhau về đặc điểm hình thái và cấu trúc của tết bào. Sự có mặt của chúng sẽ giúp loại bỏ được NH4+ đồng thời làm giảm NH3 trong nước.

Giai đoạn 2: Chuyển hóa NO2– thành NO3– bởi nhóm vi khuẩn Nitrat hóa

  • Trong giai đoạn này, nhóm vi khuẩn Nitrite hóa sẽ thực hiện chuyển hóa NO2– thành NO3– . Tham gia vào quá trình này cũng là các loại vi khuẩn hóa vô cơ cơ tự dưỡng bao gồm: Nitrobacter spp và Nitrospira spp.
  • Quá trình Nitrat hóa trong nước ao nuôi chỉ xảy ra khi nồng độ NO2– không vượt quá 0,5 mg/L ( nước có đầy đủ Oxy). Trường hợp trong nước thiếu oxy sẽ tạp điều kiện NO2– phát sinh và gây độc cho tôm nuôi.

Tuy nhiên, vi khuẩn Nitrat có tốc độ phát triển rất chậm nên khi NH3 bắt đầu hiện diện trong ao nuôi thì quần thể oxy hóa ammium mới bắt đầu phát triển nhưng chúng lại cần đến 2 tuần để trạng thái ổn định và khả năng Nitrate hóa diễn ra khoảng 25 – 50g/m3/ngày.

Ứng dụng vi khuẩn Nitrat hóa trong ao nuôi tôm

Quy trình sản xuất và nuôi tôm thẻ được thực hiện thông qua hệ thống lọc sinh học tuần hoàn, nước thải từ các bể ương có chứa hàm lượng NH3 được đưa vào hệ thống lọc sinh học để xử lý. Trong hệ thống lọc, nhóm vi khuẩn Nitrosomonas sẽ chuyển hóa thành NH4+ thành NO2 sau đó vi khuẩn Nitrobacter chuyển hóa NO2– thành NO3–.

Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả nhóm vi khuẩn Nitrat hóa cần phải hiểu rõ các yếu tố sau đây:

  • Nhiệt độ nước thích hợp cho nhóm vi khuẩn Nitrat hóa là từ 24 – 29 độ C. Độ pH thích hợp của Nitrosomonas là 7,8 – 8,0; Nitrobacter là 7,3 – 7,5. Tất cả các vi khuẩn Nitrat hóa sẽ bị ức chế nếu pH < 6.
  • Các vi khuẩn Nitrat hóa cần được bổ sung một số chất vi lượng như: Phospho cần thiết cho quá trình sản xuất ATP, bởi vì vi khuẩn Nitrobacter không thể oxy hóa Nitrit nếu thiếu sự có mặt của PO4.

Các phương pháp kiểm soát NH3/NO2 trong ao tôm

  • Cải tạo ao nuôi kỹ, loại bỏ hoàn toàn các cặn bã dưa thừa khỏi ao nuôi đầu vụ. Duy trì hàm lượng tảo có lợi, cung cấp đầy đủ hàm lượng oxy cho ao.
  • Thường xuyên sử dụng bộ test NH4/NH3 và NO2 để kiểm tra theo dõi khí độc trong ao.
  • Bố trí quạt nước hợp lý, xi phông loại bỏ các chất thải dưới đáy ao thường xuyên. Quản lý cho ăn tốt, tránh dư thừa thức ăn .
  • Vòng đời sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn từ 7 - 10 ngày, do đó cần sử dụng men vi sinh định kì (Zp-Us, BZT, EMC, Vs01…có chứa Baciluss sp, Nitrosomonas spp, Nitrobacter spp), để bổ sung kịp thời và nâng cao mật độ vi sinh có lợi nhằm lấn át, cạnh tranh với nhóm có hại đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển hóa NH3, NO2 thành khí không độc.

Lưu ý: Để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm vi sinh nên tiến hành nhân sinh khối (ủ hiếu khí - sục oxy) bằng cách: 100g vi sinh gốc, 100 lít nước, 3kg mật đường, 2kg bột đậu nành hay cám gạo, 200g khoáng chất và sục khí sau 24h.

Công ty CPTMDV Đầu tư Âu Mỹ (AEC) bảo lưu QTG.

 

 

 

Xem thêm các sản phẩm và cách sử dụng hiệu quả tại đây >>

Bạn có thể tìm kiếm thêm:

 

Đang xem: Đẩy lùi hơn 10 ảnh hưởng xấu của khí độc trong ao nuôi tôm nhờ sử dụng Vi sinh

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.