Mô hình Nuôi tôm quảng canh cải tiến bằng Thức ăn tự nhiên

Mô hình Nuôi tôm quảng canh cải tiến bằng Thức ăn tự nhiên
Chia sẻ:

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến và tôm lúa rất phát triển trong nhiều năm trở lại đây, vừa làm lúa có lợi nhuận, vừa thích ứng biến đổi khí hậu tận dụng nguồn nước mặn để nuôi tôm. Để mô hình tôm lúa, nuôi tôm quảng canh tăng năng suất, đạt hiệu quả cao người nuôi cần:

  • Chủ động được nguồn nước, ao (ruộng) phải giữ được nước, mương sâu rộng, bờ chắc chắn hạn chế đi nước.
  • Phải có ao lắng, ao vèo đủ điều kiện.
  • Giống phải được xét nghiệm, mua nơi có uy tín.
  • Hạn chế tối đa cấp xả nước, nhất là vào mùa nóng lúc dịch bệnh đang xảy ra, nên có ao lắng để xử lý nước trước khi cấp vào.
  • Phải sử dụng vi sinh, chế phẩm sinh học xử lí môi trường.
  • Phòng ngừa Rong phát triển trong ao nuôi.
  • Gây đủ thức ăn tự nhiên cho tôm.

Quan trọng nhất là nâng cao nhận thức, chuyên môn và thực hiện theo đúng quy trình nuôi tôm quảng canh cải tiến AEC 79

Hình 1.1 Thiết kế hệ thống ao nuôi quảng canh cải tiến

Hình 1.1 Thiết kế hệ thống ao nuôi tôm quảng canh cải tiến

1. Bố trí mùa vụ và chuẩn bị vèo tôm trong mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến AEC 79

1.1. Mùa vụ (2 vụ tôm/1 vụ lúa) nuôi tôm quảng canh

Nuôi tôm quảng canh thưởng thả tôm giống từ giữa tháng 12, nuôi 2 vụ đến cuối tháng 07. Sạ hoặc cấy lúa từ tháng 08 đến tháng 12 có xen tôm.

1.2 Chuẩn bị ao ương (ao Vèo) theo quy trình nuôi tôm quảng canh cải tiến AEC79

Ao ương(vèo) có độ sâu từ 1.2-1.4m được gia cố bờ chắc chắn không rò rỉ, ao ương phải được phơi khô (không nên phơi quá khô tránh hiện tượng xì phèn) sau đó lấy nước vào ao ương ngập 30cm rải 30-50kg vôi CaCO3 (vôi nóng)/1.000m2 ngâm 5 ngày sau đó lấy nước vào đầy. Dùng túi lọc để loại bỏ cá và địch hại lấy nước vào ao đạt độ sâu 1.2m trở lên. Nếu lọc không kỹ trong ao có cá tạp thì sử dụng Saponin (hay dây thuốc cá) để diệt cá, liều lượng 10-15kg/ 1.000m3. Sau đó 2 ngày tiến hành diệt khuẩn ao Vèo bằng Iodine 90 1 lít/1.000m3.

Ngoài ra nếu có điều kiện để vèo đạt chất lượng, hạn chế mầm bệnh trên tôm, hộ nuôi tôm quảng canh nên lót bạt ao vèo (150m2) và sử dụng hệ thống sục khí venture cải tiến.

Hình 1.2 Thiết kế hệ thống sục khí Venturi ao nuôi quảng canh cải tiến

Hình 1.2 Thiết kế hệ thống sục khí Venturi ao nuôi tôm quảng canh cải tiến

1.3 Kỹ thuật nuôi tôm tự nhiên gây màu và nuôi tôm bằng thức ăn tự nhiên đối với ao Vèo đất

- Gây màu nước nuôi tôm quảng canh sử dụng vi sinh Aec-copefloc (1kg cho 1.000 m3) kết hợp cùng với vi sinh gây tảo (2 lít/1000m3) tạt lúc 9-10h sáng.
- Sau đó dùng Bio alga 5kg/1000m3 để giải phóng khí độc, cung cấp vi sinh vật có lợi, tạo thức ăn tự nhiên (tạt lúc 10h sáng).

- Đảm bảo các yếu tố về chất lượng nước nuôi tôm quảng canh đạt các thông số như: độ trong từ 30 - 40 cm (nước có màu xanh vỏ đậu); pH từ 7,5 - 8,5, độ kiềm từ 80-120 mg/l…và kiểm tra vớt thức ăn tự nhiên thấy đủ số lượng thì có thể tiến hành thả tôm.

 

nuôi tôm quảng canh cải tiến bằng thức ăn tự nhiên copepoda

Hình 1.3 Kiểm tra mật độ thức ăn phù hợp trước khi thả tôm

1.4 Chọn và thả giống quy trình nuôi tôm quảng canh cải tiến

Chọn tôm giống - nuôi tôm sú thiên nhiên

- Quan sát thấy tôm sú giống linh hoạt, khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, màu sáng, đuôi xòe khi bơi lội, phản xạ nhanh nhẹn, phân bổ đều trong bể nuôi, hình dáng thon dài, ruột đầy thức ăn (khả năng bắt mồi tốt), tỉ lệ tòe đầu nhỏ hơn 10%.

- Kiểm tra khả năng thích nghi trong môi trường thay đổi nồng độ mặn bằng cách thả một ít tôm giống vào nước đã giảm một nửa độ mặn thông thường. Sau 1-2 giờ nếu thấy số tôm giống bị “sốc” chết chỉ chiếm từ 0 – 5% (tốt), 6-20% (khá), trên 20% là tôm giống không tốt.
- Chọn mua ở những trại giống uy tín và giống đã qua kiểm dịch của cơ quan chức năng.

Thả giống - kỹ thuật nuôi tôm tự nhiên

- Trước khi thả tôm ít nhất 01 ngày kiểm tra các yếu tố môi trường và điều chỉnh cho phù hợp. Có thể thả vào ao ương (ao Vèo) thuần dưỡng 15 – 20 ngày mới thả ra ao nuôi. Trong điều kiện ruộng nuôi chuẩn bị tốt thì có thể thả trực tiếp tôm vào ruộng.

- Thời điểm thả: 6- 7h sáng hoặc 5 – 6h chiều, không thả giống lúc trời sắp mưa, đang mưa. Khi thả nên tạc Vitamin C 35% để tôm không bị sốc và thích ứng tốt với môi trường nhanh.
- Mật độ nuôi tôm thẻ quảng canh thả ao vèo:  20 - 30 con/m2.

Bảng 1: Các thông số về chất lượng nước để thả tôm quảnh canh

TTChỉ tiêuĐơn vịNgưỡng thích hợp
1pH-7.5 - 8.5
2Độ mặn%o10 - 20
3Độ kiềmmg/l80 - 160
4Độ trongCm30 - 40
5Màu nướcMàu vàng rơm, xanh vỏ đậu hoặc nâu nhạt là đạt yêu cầu


1.5 Chăm sóc quản lý ao Vèo khi nuôi tôm quảng canh theo mô hình AEC 79

Hình 1.3 Gây thức ăn tự nhiên trong ao nuôi quảng canh cải tiến

Hình 1.3 Nuôi tôm bằng thức ăn tự nhiên trong ao nuôi quảng canh cải tiến

- Quản lý môi trường: nuôi tôm quảng canh bà con nên đảm bảo độ mặn, màu tảo, độ pH, độ kiềm và khí độc trong ngưỡng an toàn cho phép.
- Quản lý màu nước: dùng vi sinh duy trì màu nước và nuôi tôm bằng thức ăn tự nhiên trong khi vèo cho đến khi sang tôm ra ngoài (định kì 3-5 ngày lần).
- Quản lý nền đáy ao:
   + Định kỳ kiểm tra đáy ao
   + Vớt tảo tàn, lab lab trên mặt nước
- Sử dụng định kỳ 7 ngày /lần vi sinh VS 01 để làm sạch đáy ao, loại bỏ khí độc, tảo độc đồng thời cung cấp oxy cho tôm.

2.  Chuyển tôm ra ruộng nuôi (ao nuôi tôm quảnh canh)

2.1 Cải tạo ruộng nuôi theo quy trình nuôi tôm AEC79

Sau mỗi vụ nuôi, cải tạo kỹ để giảm thiểu các chất độc hại, mầm bệnh,… tạo môi trường tốt cho tôm sinh trưởng theo các bước sau:
- Làm sạch gốc rạ trên ruộng (sử dụng phân hủy rạ Bacillus us/Zk 07)→ sên vét lớp bùn đen ở dưới ao, gia cố bờ bao, cống bọng → Dùng vôi CaCO3 rải đều khắp ruộng với liều lượng 20-50 kg/1000m2 → Phơi ruộng 5 - 7 ngày → lấy nước vào ruộng nuôi.
- Diện tích mương chiếm từ 20 - 30% so với mặt ruộng. Mương bao rộng 5m, độ sâu mương từ 1 - 1,2m, mặt ruộng chứa được nước từ 60-80cm. Bờ mương rộng từ 3 - 4m, chắc chắn, không rò rỉ.
- Mỗi ruộng nuôi tôm quảng canh nên có ao lắng diện tích từ 1.000 – 1.500mđể cung cấp nước cho ruộng và ao vèo những lúc cần thiết (có thể sử dụng mương vườn làm ao lắng). Đối với những vùng đất phèn không nên đào mương quá sâu chạm đến tầng phèn. Ruộng mới đào nên ngâm nước từ 2 - 3 ngày rồi xả ra để rửa ruộng, làm lặp lại từ 2 - 3 lần để khử kim loại nặng, thuốc sâu tồn lưu (sử dụng sp giải độc nước ZAM).
- Với ruộng cũ: Vét bùn đối với ruộng đã nuôi nhiều vụ, loại bỏ bớt rơm và gốc rạ, cày xới mặt ruộng làm cho đất tơi xốp giúp loại bỏ khí độc và làm tăng dinh dưỡng cho ruộng.

Hình 1.3 Gây thức ăn tự nhiên trong ao nuôi quảng canh cải tiến

Hình 1.3 Gây thức ăn tự nhiên trong ao nuôi quảng canh cải tiến

Hình 2.1 Rong phát triển trong ao nuôi tôm quảng canh cải tiến


2.2 Lấy nước, diệt cá tạp và gây màu

- Sau mỗi vụ sản xuất ruộng nuôi tôm quảng canh phải được phơi khô (không nên phơi quá khô tránh hiện tượng xì phèn).
- Lấy nước vào ruộng cần được lọc qua lưới lọc để hạn chế cá và địch hại, ngập mặt ruộng khoảng 80cm bón vôi CaO (vôi nóng) 100 – 150kg/ha mục đích khi vôi tỏa nhiệt với nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt được mầm bệnh trong ao, khoáng hóa nền đáy, giải phóng khí độc tích tụ ở đáy ao.

- Sử dụng Saponin với lượng từ 15 – 20g/m3. Saponin có tác dụng mạnh ở môi trường có độ muối cao (từ 15‰ trở lên). Nên sử dụng saponin vào những ngày trời nắng tốt, ngâm saponin trong nước khoảng 12 giờ sau đó tạt đều khắp ao.
- Tiến hành diệt rong (Kill alga DRT/ ZDRT) và sau khi rong chết gây màu nước sử dụng Bio alga No01 (5kg) + EMC (2 lít) + AEC copefloc (1kg). Trộn chung 3 loại gây màu tảo và thức ăn tự nhiên trên với nhau, sau đó tạt đều ruộng nuôi.

- Sử dụng sản phẩm giải độc nước ZAM để khử thuốc sâu, kim loại nặng còn tồn lưu, giúp tôm không bệnh vảnh mang, thả đạt đầu con.
- Cấy vi sinh để giải phóng khí độc, cung cấp vi sinh vật có lợi, nuôi tôm quảng canh bằng thức ăn tự nhiên dùng sản phẩm VS 01, AEC-copefloc hay Zp Us.
- Khi các yếu tố về chất lượng nước đạt các thông số như: độ trong từ 30 - 40 cm (nước có màu xanh vỏ đậu); pH từ 7,5 - 8,5, phèn Sắt <0,2 ppm, độ kiềm 80-120 mg/l…và kiểm tra đủ thức ăn tự nhiên trong ao nuôi thì có thể tiến hành sang tôm từ ao ương (ao vèo) qua. Mật độ nuôi tôm thẻ quảng canh 1con/m2 với trường hợp ít thức ăn, Mật độ nuôi tôm thẻ quảng canh 2-5con/m nếu gây thức ăn tự nhiên tốt.

- Đo và điều chỉnh chỉ tiêu môi trường nước ruộng nuôi tương ứng với nước ao ương: pH không chênh lệch nhau quá 0.3, độ mặn không chênh lệch nhau quá 5‰.

- Chuyển tôm xuống ruộng nuôi vào ngày thời tiết ổn định mát mẻ, thời gian từ 6- 7 giờ sáng hoặc 17 – 18 giờ chiều.

Kỹ thuật thu tôm và chuyển tôm từ ao ương xuống ruộng nuôi:

- Tháo bớt nước trong ao ương (ao Vèo) còn khoảng 30 – 40cm nước.

- Dùng lú có mắc lưới thích hợp với cỡ tôm đặt gom tôm thả ngay vào ruộng nuôi.

TTChỉ tiêuĐơn vị tínhNgưỡng thích hợp
1pH-7.5 - 8.5 (giao động trong ngày không quá 0.5)
2Oxy hòa tan (DO)Mg/l>=4
3Độ mặn%o10 - 20
4Độ kiềmMg/l80 - 120
5Độ trongCm30 - 40
6Nh3Mg/l<=1
7H2SMg/l<= 0.01
8NO2Mg/l<= 1

Bảng 2: Quản lý các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm quảng canh

- Sử dụng định kỳ 5-10 ngày/lần khoáng tạt AEC mineral 10kg/ha (đánh buổi chiều) và duy trì nuôi tôm quảng canh bằng thức ăn tự nhiên liên tục nếu thấy thiếu bằng men vi sinh Bio alga (N01) 10kg/ha, aec-copefloc (3kg/ha), EMC (10 lít/ha), VS 01 (10 lít ha) cho đến khi tôm lớn đạt kích cỡ thu hoạch.

3. Kỹ thuật nuôi tôm tự nhiên phòng trị một số bệnh thường gặp trên ao nuôi quảng canh

3.1 Ao nuôi tôm bị rớt tảo, tôm nổi đầu vì khí độc cao

Cách xử lí: Sử dụng khoáng gây tảo Bio alga N01 5kg/5.000m2 vào lúc 10h sáng và sử dụng Apac new (10kg/5000m2 ) kết hợp vi sinh AEC- COPEFLOC 1kg/3.000 m2.

3.2 Bệnh đóng rong, đóng khói đèn, đen mang, đứt râu, sâu đuôi

- Nguyên nhân: do môi trường ao nuôi tôm quảnh canh bị ô nhiễm các nhóm nguyên sinh động vật, tảo đơn bào, vi khuẩn phát triển mạnh bám vào cơ thể tôm. Nguồn nước trong ruộng nuôi bị nhiễm bẩn, đáy ao dơ, các yếu tố môi trường bị biến động và các loài vi khuẩn Vibrio spp gây ra.

- Cách xử lí: sử dụng Iodin 90 hay BKC 99 diệt khuẩn, sau đó dùng VS01 (5 lít/5000m2) và Aec-copefloc (1kg/3000m2) để cải tạo nền đáy ao lại.

3.3  Tôm bỏ ăn và đường ruột không có thức ăn

Cách xử lí: kiểm tra các yếu tố môi trường, gây tảo tạo thức ăn thêm cho tôm.

3.4 Tôm thả nuôi bị kéo đàn rong mé, nước trong

Cách xử lí: sử dụng vi sinh aec-copefloc 1kg/3.000 m2 +  bio alga 5kg/5000m2 + EMC 2 lít/2000m2 và 20 lít nước sạch ủ yếm khí 12-24h tạt vào buổi sáng. Đồng thời kết hợp VS 01 xử lý khí độc và làm sạch đáy ao.

3.5 Bệnh đốm trắng, đỏ thân

- Triệu chứng: Tôm yếu, dạt bờ, bơi lên mặt nước lúc sáng sớm vào thời điểm giao mùa, mùa lạnh. Thân tôm xuất hiện các đốm trắng tròn nằm dưới lớp vỏ kitin ở phần đầu ngực và đốt cuối thân. Khi tôm bị nặng các đốm trắng này xuất hiện toàn thân. Màu sắc tôm chuyển sang màu hồng (đỏ thân) hoặc màu nhợt nhạt, lúc này tôm giảm ăn, những con dạt bờ hầu hết ruột không có thức ăn. Tôm chết rất nhanh trong thời gian 2 -3 ngày.

- Phòng trị: Chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu vẫn là phòng bệnh. Cải tạo ruộng thật kỹ trước mỗi vụ nuôi, chọn đàn tôm giống không mang mầm bệnh, quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường đặc biệt là nhiệt độ, tránh nuôi lúc giao mùa, nuôi nước cạn, đánh vôi liên lục khi chuẩn bị vào mùa dịch …

3.6 Bệnh phát sáng trứng nước

Cách xử lý: khi độ mặn cao trên 15‰ và nhiều vật chất hữu cơ, nguồn nước ô nhiễm thì bệnh phát sinh. Dùng sản phẩm Super DRT (1kg/3000m2) để diệt phát sáng (sử dụng buổi tối 7h), đối với trứng nước thì diệt buổi sáng 7-8h tại điểm trứng nước tập trung nhiều.

3.7 Bệnh hoại tử gan tụy cấp chết sớm (EMS) và tôm chết rải rác

Bệnh xảy ra vào mùa nóng, độ mặn và nhiệt độ cao. Phòng bệnh là hữu hiệu nhất, hạn chế cấp nước từ bên ngoài vào khi có mầm bệnh xuất hiện, ruộng nuôi sâu và giữ nước. Nuôi tôm quảng canh nước cấp phải qua ao lắng được xử lý kỹ, dùng Iodine 90 hay BKC 99 để diệt khuẩn định kỳ. Sử dụng vi sinh để tạo môi trường sạch, khuẩn có lợi át chế có hại và giảm khí độc, tăng cường sức đề kháng cho tôm.

4. Thu hoạch 

Sau thời gian nuôi tôm quảng canh 3,5-4 tháng khi tôm đạt kích cỡ 35 – 20 con/kg thì thu hoạch, có thể thu tỉa sau đó rút cạn nước thu toàn bộ. Sau đó tiến hành vèo tôm lại nuôi vụ 2 đến tháng 7 thu hoạch xong thì trồng lúa.

Hình 4.1 Thu hoạch tôm trong ao nuôi quảng canh cải tiến tôm-lúa

Hình 4.1 Thu hoạch tôm trong ao nuôi tôm quảng canh cải tiến tôm-lúa

5. Hạch toán chi phí nuôi tôm theo mô hình nuôi tôm quảng canh tôm lúa AEC 79

TTDiện tích (1 ha), mật độ nuôi tôm thẻ quảng canh1,5 con/m2Thành tiền
1Năng suất thu hoạch (500kg x 200.000đ)100.000.000đ
2Chi phí sản xuất20.000.000đ
3Chi phí khấu hao tài sản10.000.000đ
4Lợi nhuận/ha/vụ nuôi70.000.000đ

6. Một số sản phẩm công ty Âu Mỹ phục vụ nuôi tôm-lúa (quảnh canh) trong mô hình nuôi tôm quảng canh AEC 79

Bộ đôi nuôi tôm bằng thức ăn tự nhiên

Bộ đôi sản phẩm nuôi tôm bằng thức ăn tự nhiên

Sản phẩm Z AM giải độc nướcSản phẩm VS 01 xử lý đáy ao nuôi tômSản phẩm Super DRT diệt sứa, trứng nước trong ao nuôi tôm

Các sản phẩm sử trong mô hình nuôi tôm quảnh canh cải tiến AEC79

Âu Mỹ AEC (bảo lưu QTG)

Ghi rõ nguồn aumyaec.com khi đăng lại thông tin này.

Đang xem: Mô hình Nuôi tôm quảng canh cải tiến bằng Thức ăn tự nhiên

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.