LÀM SAO ĐỂ SỬ DỤNG MEN VI SINH AEC COPEFLOC HIỆU QUẢ

LÀM SAO ĐỂ SỬ DỤNG MEN VI SINH AEC COPEFLOC HIỆU QUẢ
Chia sẻ:
Công nghệ men vi sinh đang là xu hướng của ngành thủy sản, được ngành nông nghiệp Việt Nam khuyến khích sử dụng giúp nuôi tôm hiệu quả và thân thiện với môi trường tự nhiên. Vi sinh đa năng AEC-COPEFLOC là một trong số đó, giúp tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, khử khí độc H2S, NH3, NO2

I. CÔNG DỤNG

Gây và duy trì thức ăn tự nhiên (copepoda, ốc gạo, trùn huyết, trùn chỉ, crill…) làm thức ăn cho sự phát triển của tôm cá, giúp đạt đầu con, nhanh lớn, tăng sức đề kháng và tăng tỷ lệ sống. Gây và duy trì màu trà, màu vỏ đậu, giúp ổn định môi trường nước ao nuôi.

II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

2.1.Sử dụng trực tiếp:

  • Xử lý nước: Sử dụng 1kg/1.500 – 2.000 m3nước. Định kỳ 5 ngày/lần để duy trì thức ăn tự nhiên và ổn định môi trường
  • Để gây màu nước và thức ăn tự nhiên lên nhanh sử dụng 1kg/1.500 m3 nước tạt vào buổi sáng, chạy quạt nhiều để tránh nước bị phân tầng (nếu có). Sử dụng liều trên 2-3 ngày, mỗi ngày 1 lần trước khi thả giống.

2.2. Hướng dẫn ủ AEC COPEFLOC không oxy tiết kiệm chi phí:

Chuẩn bị:

  • 1 gói AEC COPEFLOC 1kg
  • 5 kg đường mật hoặc đường mía đun xôi (sát khuẩn)
  • 200 lít nước sạch không hóa chất độc hại (có thể lấy nước ao nuôi - không clo, không thuốc tím, không hóa chất độc hại
  • 10 can nhựa thể tích 20 lít

Cách phối trộn

Bước 1: Đổ nước vào 10 can nhựa trắng Can đen hoặc xanh

Bước 2: Chia 5kg đường mật (đã nấu sôi sát khuẩn) thành 10 phần bằng nhau (khoảng 500g) và cho vào từng can, lắc đều.

Bước 3: Chia 1kg AEC COPEFLOC thành 10 phần đều nhau và bỏ vào từng can lắc đều và đậy kín nắp, để nơi có ánh sáng mặt trời, gần nơi sử dụng càng tốt.

Bước 4: Cách 24-36 giờ lắc can cho vi sinh hoạt động nhanh, và mở nắp can xả khí thoát ra sau đó vặn kín lại.

Bước 5: Sau 3-4 ngày trở lên đo thấy PH của vi sinh đã ủ về dưới 4.0 thì bắt đầu sử dụng.

2.3. Hướng dẫn sử dụng vi sinh sau khi ủ giúp tiết kiệm chi phí:

Thức ăn tự nhiên có vai trò rất lớn trong nuôi tôm, cá, ếch lươn và động vật nuôi thủy sản. Ao nuôi có xuất hiện chúng nhiều thì tỷ lệ đạt cao, vật nuôi mau lớn, và ít bệnh. Sử dụng AEC COPEFLOC là giải pháp tốt cho người chăn nuôi thủy sản, ít rủi ro và lợi nhuận tốt.

III. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VI SINH Ủ - SINH KHỐI ĐẠT

  • Thời gian ủ vi sinh khoảng 4 ngày trở lên pH sẽ về dưới 4.0, mùi thơm rượu có vị chua như giấm, màu ngà, vàng nhạt của đường mật. Khi ủ lâu sẽ có lớp váng trắng nằm trên mặt và có ít khí vì đã ổn định.
  • Khi sử dụng trực tiếp không ủ, AEC COPEFLOC sẽ phát triển màu nhanh, động vật phù du tốt tuy nhiên chi phí cao. Do đó, nên ủ AEC COPEFLOC vừa kích hoạt vừa nhân sinh khối men vi sinh lên tốt mật độ cao và khả năng xử lý nhanh tiết kiệm chi phí.

IV. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KHI SỬ DỤNG VI SINH TRONG AO NUÔI ĐẠT HIỆU QUẢ

  • Động vật phù du thức ăn tự nhiên phát triển tốt đối với ao nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi công nghiệp ao đất.
  • Ao vèo bạt hay ao lót bạt không thấy nhớt, nước sạch - trong - sáng - màu trà.
  • Màu lên nhanh và ổn định, nước ao sẽ có màu trà, pH ổn định từ 7.5-7.8 sáng và chiều.
  • Tôm, cá, vật nuôi khác lớn nhanh. Tỷ lệ đạt đầu con cao.
  • AEC COPEFLOC xử lý khí độc NH3/NO2 = 0 trong giai đoạn vèo, xử lý ao lắng, ao sẵn sàng để tăng hoạt lực vi sinh. Đáy ao sạch, sình trắng, ít laplap.

V. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

  • Đường mật càng nhiều mật độ vi sinh càng sinh khối tốt. Việc đậy kín nắp can giúp vi sinh sinh khối càng nhanh. Thời gian càng lâu lượng vi sinh sinh khối càng tốt cho đến khi pH dưới 3.5 đã ổn định mật độ. Nhiệt độ tối ưu ủ vi sinh sinh khối từ 35-40 ℃.
  • Vi sinh AEC COPEFLOC có thể được sử dụng sau 2-3 ngày ủ. Tuy nhiên, khi pH chưa về 4.0 thì nên sử dụng với liều gấp đôi theo hướng dẫn trên. Do đó, để tiết kiệm lượng vi sinh ủ và để đạt hiệu quả nhanh nhất nên đo pH trước khi sử dụng. Can nào pH dưới 4.0 thì sử dụng còn can nào chưa đạt thì nên ủ tiếp.
  • Thời hạn sử dụng của vi sinh ủ từ 2 tháng trở lại, sau khi sử dụng nếu còn dư nên đậy kín, can sử dụng hết được rửa thật sạch trước khi làm mẻ mới.
  • Nên để những can vi sinh đã ủ ngoài trời hoặc gần ao nuôi để tiện sử dụng đồng thời khi có ánh sáng mặt trời vi sinh sẽ lên tốt hơn. Khi vi sinh ủ còn khoảng từ 5-7 can, bắt đầu ủ đợt tiếp theo để đảm bảo việc sử dụng vi sinh được liên tục và đủ chất lượng.
  • Mật độ nuôi cao, thời gian nuôi càng lâu, ao nuôi tảo dày, khí độc cao, đáy ao dơ nên tăng liều cho phù hợp.
  • Ao nuôi quảng canh có gốc rạ, năng tượng, bồn bồn, lá đước, rong.. Nhiều nên gom đóng, phơi khô và lượng vi sinh sử dụng giảm ½ lượng vi sinh theo khuyến cáo.
  • Để tăng khả năng phân tán, giúp tối ưu khả năng xử lý của vi sinh, nên pha vi sinh đã ủ với 1-2kg khoáng AEC FAST WIEGHT hoặc CaCO3 hoặc Dolomite.

VI. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỨC ĂN TỰ NHIÊN

Phèn, hóa chất tồn lưu, nước trong: Clo, iodine, CuSO4, decis, BKC, thuốc tím, kháng sinh, hóa chất độc hại thuốc bảo vệ thực vật… Hàm lượng dinh dưỡng hữu cơ, giá thể, khoáng, canxi... ít. Mầm gốc không có hoặc diệt sạch mầm bằng hóa chất: TATN (thức ăn tự nhiên) lên chậm hoặc không lên, ao lót bạt 10 - 15 ngày mới lên TATN. Cá tạp, tôm cù: Khi gây lên TATN cá, tôm, cua còn trong ao ăn động vật phù du. Không có dòng chảy hoặc không oxy làm khuấy trộn đảo nước: Hạn chế sự phân tán TATN lên chậm và ít.

Đang xem: LÀM SAO ĐỂ SỬ DỤNG MEN VI SINH AEC COPEFLOC HIỆU QUẢ

0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.