CÁCH CHĂM SÓC GIẢM HAO HỤT TỪ 7 - 10 NGÀY ĐẦU KHI NUÔI LƯƠN KHÔNG BÙN

CÁCH CHĂM SÓC GIẢM HAO HỤT TỪ 7 - 10 NGÀY ĐẦU KHI NUÔI LƯƠN KHÔNG BÙN
Chia sẻ:

Một số nguyên nhân và giải pháp giảm hao hụt khi thả lươn

Chất lượng giống: trọng lượng bố mẹ từ 150 gam đến 200 gam cho sinh sản tốt nhất, giống chọn nơi uy tín có kinh nghiệm và chuyên môn cao đảm bảo lươn khỏe mạnh, trước khi cung cấp giống không bệnh, lươn mạnh khỏe cho hộ nuôi. Đặc biệt qui trình nuôi nếu không tốt sẽ dễ bị nội ngoại ký sinh lươn yếu và thiếu dinh dưỡng hộ nuôi hao hụt sau khi thả.

Vận chuyển và mật độ vận chuyển: Quá trình giao hàng cần có thời gian để chủ trang trại chuẩn bị lươn và đóng hàng cho hộ nuôi, vận chuyển đường càng xa, càng lâu, lươn càng mệt và khả năng hao hụt và phục hồi sức khỏe chậm. Nên đóng mẫu thưa để lươn khỏe kích thước thùng thường 45 ( rộng)  x 39 (cao) x 60 (dài)  nếu lươn từ 700 - 1000 con đóng 5000 con/thùng, lươn giống từ 300 - 500 con đóng 2000 con/thùng. Các giá thể kèm theo trong thùng loại dây nilon đen kẽm cứng mỏng, bề bản nhỏ tăng diện tích tiếp xúc lươn bản không to giảm quá trình trao đổi oxy hoặc diện tích tiếp xúc. Số lượng dây nilon đảm bảo đủ che phủ bít trên mặt tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng. Nếu đường xa hơn 8 tiếng cần đóng thưa hơn hoặc sử dụng thùng lớn hơn để lươn đến nơi khỏe mạnh. Lượng nước đóng trong thùng vừa ngập lươn và dây.

Hình ảnh lươn tại trại giống

Hình ảnh đóng lươn tại trại giống Chị Hạnh - An Giang

Hình giá thể phủ trên bề mặt thùng trước khi xuất lươn giống

Hình giá thể phủ trên bề mặt thùng trước khi xuất lươn giống

Nhiệt độ: Nhiệt độ nước quá cao lươn dễ bị sốc nhiệt và nước mau dơ, lươn dễ bệnh và hao. Nhiệt độ nước thích hợp nuôi lươn từ 25 đến 28 độ C tuy nhiên tùy từng vùng nuôi các tỉnh Miền Bắc do điều kiện thời tiết nên làm nhà màng hoặc sử dụng hệ thống gia nhiệt để nâng nhiệt và nuôi ở nhiệt độ 19 độ C. Nhiệt độ cần ổn định tránh dao động giữa ngày và đêm làm lươn dễ bệnh và sốc nhiệt. Ngoài tra nếu nhiệt độ cao trời nắng nóng có thể bổ sung quạt thoát khí làm thoáng mát. Khi nhiệt độ ban đêm lạnh có thể sục khí hoặc làm màng che kín và dùng đèn sưởi ấm thêm.

Hình nhiệt độ nước nuôi buổi trưa ngày 6/12/2021 tại Farm Chú 2 Bình Chánh  - HCM

Hình nhiệt độ nước nuôi buổi trưa ngày 6/12/2021 tại Farm Chú 2 Bình Chánh  - HCM

pH: thông thường trại nuôi lươn thay nước ngày 2 lần, pH trại nuôi 7.0 - 7.2, quá trình này lươn cũng quen dần khi thả nguồn nước mới pH nguồn nước cấp cần kiểm soát kỹ để lươn chống sốc. Nếu pH hồ nuôi cao có thể tạt Ci stress 2g/m3 trước khi thả lươn, nếu pH hồ cấp thấp có thể dùng bicarbonat để tăng kiềm và pH trong hồ xử lý. 

kH: Nguồn nước thủy cục thường kiềm thấp tùy theo khu vực kiềm thấp làm lươn chậm lớn và yếu ớt màu sắc nhợt nhạt dễ tuột nhớt nên kiểm tra kiềm trước khi cấp nước, nguồn nước thủy cục thường không ổn định kiềm thấp do đó cần nâng kiềm đảm bảo từ 100 mg CaCO3/lít trở lên. Nên có hồ chứa hoặc hồ lắng để xử lý nước trước khi cấp vào nuôi lươn.  Để tăng kiềm chúng ta có thể sử dụng bicarbonate  trong hồ lắng hoặc hồ xử lý nước trước khi cấp vào hồ nuôi tùy vào mức độ kiềm cao hay thấp có thể sử dụng từ 10-20g/m3.

Cl-: Clo làm lươn tuột nhớt, lươn ngộ độc hay bị stress và hao nếu nồng độ quá cao. Quá trình xử lý nước sinh hoạt hàm lượng Cl- vẫn đảm bảo theo tiêu chuẩn tuy nhiên cần kiểm tra và có bồn chứa. Mức độ cho phép hàm lượng Cl- tự do trong nước không quá 1 mg/lít. Để giảm lượng Cl- có nhiều giải pháp thông thường dùng quạt để cung cấp oxy làm trao đổi nước hoặc dùng máy Superland đẩy oxy sục khí clo bóc lên và thoát ra ngoài hoặc có bồn chứa để thời gian 3-5 ngày nồng độ Cl- cũng giảm dần và ổn định nguồn nước.

Khí độc NH4/NH3: Với hệ thống nuôi lươn hồ bạt hoặc hồ ximăng hộ gia đình việc khí độc là có và cao sau khi thay nước khoảng 2 -3  giờ đo là có khi độc tùy vào lượng thức ăn ít hay nhiều sẽ đưa ra lượng NH4+/NH3 ít hay nhiều. Việc NH4+ cao lươn dễ bệnh ảnh hưởng khả năng hô hấp lươn có thể hao lai rai. Để giải quyết vấn đề này cần giữ pH trong hồ nuôi từ 6.5- 7.5 là tốt nhất  vì kết quả đo NH4+  liên quan đến pH. 

Nguồn nước cấp: Nước cấp là rất quan trọng trong nuôi lươn, nguồn nước thủy cục có nơi kiềm thấp, và thường biến động các thông số môi trường nên cần có bồn chứa nước hoặc hồ lắng nước để xử lý ổn định nước trước khi cấp vào để nuôi lươn. Lươn càng nhỏ sẽ càng yếu và dễ dị ứng sốc môi trường nuôi nên nước mới hoặc chưa ổn định tảo và hệ đệm làm lươn hao rải rác và có khi rất nhiều. Nguồn nước cấp cần có thời gian để ổn định tảo, pH, kH, cần xử lý vi sinh ổn định tảo từ 5-7 ngày mới cấp vô hồ nuôi lươn hoặc bắt giống thả lươn.

Thay giá thể: Giá thể rất quan trọng, nước dơ các thành phần lơ lửng bám vào giá thể làm ủ khuẩn, lươn ăn yếu , nước mau dơ và dễ bị ghẻ lở, nấm trên lươn, giá thể có thể dùng các loại tre đóng thành vỉ, theo từng lớp thông thường 2 hoặc 3 lớp, ngoài ra có thể dùng sợi nilon đen kẽm cứng, độ dày của giá thể phù hợp với kích thước và số lượng lươn trong hồ. Màu dây nilon cũng thay đổi màu đỏ hoặc vàng để lươn lớn hấp thụ đổi màu tốt hơn. Thông thường nếu giá thể bằng nilon khoản 3-4 ngày thay giá thể mới một lần chúng ta có thể kéo dài thời gian nếu giá thể không thấy bám rong, nhớt, nếu thấy dơ nhiều thì thay sớm hơn, người nuôi cần để ý kỹ nếu thấy dơ, chủ động thay giá thể. Thay 50% giá thể và ngày hôm sau thay tiếp 50% nữa để tránh sốc lươn. Các giá thể thay ra cần vệ sinh kỹ với iodine và phơi khô để nơi sạch sẽ thoáng tránh nhiễm bẩn.

Thiết kế hồ nuôi: Bề mặt hồ nuôi phải bóng loáng để tránh trầy xước lươn làm lươn hao hụt lai rai và dễ bị bệnh. Thiết kế hồ phải tạo dốc, thường đầu cấp nước đến đầu xã chênh lệch khoản 30-40 cm đảm bảo khi siphon hoặc vệ sinh xả nước khô hết cặn, phân lươn ra dễ dàng. Hồ lươn nuôi thường hình vuông hoặc hình chữ nhật là tốt nhất, chiều cao hồ thường 0,4 -0,5 m để dễ chăm sóc và vệ sinh.

Hình hồ nuôi lươn - Farm Chú 2 Bình Chánh - HCM

Hình hồ nuôi lươn - Farm Chú 2 Bình Chánh - HCM

Tắm lươn: Có nhiều loại hóa chất để tắm lươn nhưng nếu sử dụng liều cao lươn sẽ dễ bị sốc và hao rất nhiều vì vậy nên xem sức khỏe của lươn để chọn loại hóa chất phù hợp. Thường tắm bằng muối hạt hoặc muối xay liều 200 gam/m3 nước, có thể rải trực tiếp vào các giá thể các gốc hoặc pha nước tạt đều trước khi thay nước 3-5 phút sau đó thay nước hoặc sử dụng Hi iodine 9000 liều 2cc/m3 nước pha 5 lít nước tạt đều khắp hồ rồi 3-5 phút xả nước và xịt nước vệ sinh giá thể, lươn và xung quanh hồ đảm bảo không còn bám cặn và nhớt. Ngoài ra có thể dùng Fugi Pond 99 liều 2cc/m3 nước làm các bước giống như tắm Hi iodine 9000. Nếu thấy nước dơ hoặc rong bám nhiều hoặc lươn bị nấm thì nên tắm lươn và vệ sinh hồ hoặc chuyển sang hồ khác nuôi.

Thay nước vệ sinh hồ: Lươn không bùn sau khi thay nước khoảng 2-3 giờ là khí độc lên do phân lươn thải ra, việc thay nước là rất cần thiết để đảm bảo lươn khỏe và không bệnh nếu để lâu không thay NH4+/NH3 lên cao lươn ngợp và dễ bệnh gây hao hụt. Để giảm NH4+/NH3 thì chúng ta thường sử dụng Yuca zym hấp thụ khí độc liều 2cc/m3 hoặc thay nước ngày 2 lần sáng lúc 6h, chiều 18h thay nước trước khi cho ăn để tránh ô nhiễm và nhiễm khuẩn vào đường ruột lươn. Ngoài ra để giảm NH4+/NH3 hộ nuôi có thể sử dụng quy trình cấp nước và xả liên tục, nước được hoàn lưu hoặc xã bỏ quy trình này cần kiến thức và kỹ năng chi phí vận hành tương đối cao. Tuy nhiên nước hoàn lưu khoản 95% khi vệ sinh cặn hoặc phân lươn thải ra cũng cần xả bỏ 5% đáy hồ và phân thải được loại ra. Quy trình này phù hợp cho nơi đô thị hoặc quy mô công nghệ cao.

Hình đo NH4+ trước khi thay nước vào buổi sáng 9/12/2021 Farm chú 2 Bình Chánh

Hình đo NH4+ trước khi thay nước vào buổi sáng 9/12/2021 Farm chú 2 Bình Chánh

Chăm sóc thức ăn: Khi lươn mới thả 1 đến 2 ngày đầu thường lươn ăn ít và mệt do vận chuyển hoặc sốc môi trường mới chưa quen nên không nên cho ăn. Các ngày sau cho ăn 30- 50% khẩu phần ăn và từ từ 4-5 ngày mới tăng dần, không nên vội tăng thức ăn vì sức khỏe lươn yếu, ăn nhiều tiêu hóa không tốt dễ bị chướng hơi sình bụng gây hao hụt. Việc lươn yếu hoặc có bệnh cũng nên cắt thức ăn từ 2-3 ngày để xử lý môi trường và kiểm tra bệnh lý có hướng trị bệnh hoặc chăm sóc đặc biệt cho lươn. Người chăm sóc khi phát hiện các trường hợp lạ như lươn ăn ít, ra khỏi giá thể, bơi lờ đờ, hoặc màu sắc lươn không tốt hoặc giá thể dơ, các nguồn nước cấp không tốt.., báo ngay cho quản lý hoặc người có chuyên môn để hỗ trợ và có hướng xử lý ngay.

Hệ dinh dưỡng: Lươn phục hồi nhanh hay chậm phụ thuộc hệ sinh dưỡng, lươn sống trong bùn tập tính chui rút nên thích ăn đồ tươi sống, mùi tanh dễ bắt mồi do vậy thông thường các hộ nuôi bổ sung trùn quế thêm cho ăn, tuy nhiên cần lưu ý mồi tươi sống dễ bị nhiễm khuẩn và nội ngoại ký sinh bám lên, lươn ăn vào dễ bị nhiễm nội ký sinh hoặc bệnh đường ruột hoặc sốt huyết nội tạng tổn thương. Ngoài ra hệ dinh dưỡng bao gồm đạm - acid amin- enzym - vitamin - khoáng - beta glucan đây là chuỗi dinh dưỡng không thể thiếu được trong quá trình nuôi lươn. 

Hình vòng tròn sản phẩm cung cấp hệ dinh dưỡng cho cá - ếch - lươn cty Âu Mỹ AEC

Hình vòng tròn sản phẩm cung cấp hệ dinh dưỡng cho cá - ếch - lươn cty Âu Mỹ AEC

Cách quản lý chăm sóc tại farm Chú 2 - Bình Chánh - Hồ Chí Minh

Địa điểm: Chú 2  -  Bình Chánh - Hồ Chí Minh

Diện tích hồ:  4 m x 1.5 m x 0.5 m

Số lượng thả ban đầu: 8000 con/hồ

Thời gian và size lươn: 600 con/kg, nuôi 1 hồ. Hồ lót bạt, hệ thống nước tuần hoàn - cấp nước - chảy tràn nước trao đổi  lưu lượng 0,5- 0,7 m3 nước/ giờ.

Thời gian thả và chăm sóc: từ ngày 5/12/2021 đến 15/12/2021

Lưu ý: Đối với hệ thống nuôi tuần hoàn nước những ngày đầu mới thả lươn chưa ổn định nên thay 100% nước  xả bỏ nước không chạy hệ thống liên tục hoàn lưu nước lại nuôi. Ngoài ra khi hồ nào lươn bệnh không hoàn lưu nước và xả riêng. Các hồ thiết kế cần có ống xả riêng từng hồ và ống tuần hoàn nước riêng.

Kết luận và kiến nghị

Nên chọn giống nơi có uy tín - chuyên môn  và trách nhiệm cao để giảm rủi ro và ảnh hưởng tốc độ phát triển lươn.

Nếu hộ nuôi chưa kinh nghiệm nuôi lần đầu nên nuôi ít trước để học hỏi kinh nghiệm sau đó nâng lên quy mô lớn và thả giống lươn lớn hơn 300 con/kg để lươn khỏe tốt ít hao.

Cần có kiến thức và học tập kinh nghiệm người có chuyên môn về mô hình nuôi lươn không bùn để giải quyết các vấn đề xảy ra khi chăn nuôi.

Chuẩn bị điều kiện nuôi đầy đủ về tiêu chuẩn nước cấp ổn định đảm bảo, địa điểm nuôi nơi thoáng và kiểm soát tốt nhiệt độ, kiểm soát tốt mưa bảo, an ninh tốt không làm ảnh hưởng đến lươn.

Các sản phẩm sử dụng:Sản phẩm cung cấp dinh dưỡng cho lươn

 

Người viết bài

Ks Trần Huỳnh Như

Duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực

Đang xem: CÁCH CHĂM SÓC GIẢM HAO HỤT TỪ 7 - 10 NGÀY ĐẦU KHI NUÔI LƯƠN KHÔNG BÙN

0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.