NUÔI TÔM QUẢNG CANH CẢI TIẾN HIỆU QUẢ VÀ THÂN THIỆN

NUÔI TÔM QUẢNG CANH CẢI TIẾN HIỆU QUẢ VÀ THÂN THIỆN
Chia sẻ:

Bài viết giới thiệu bà con nuôi tôm lợi ích của mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, các giai đoạn nuôi và một số giải pháp nuôi hiệu quả.

1. Nuôi tôm quảng canh cải tiến là gì?

Nuôi tôm quảng canh nghĩa là sử dụng 100% thức ăn tự nhiên, tôm tự lớn, người nuôi không sử dụng thức ăn công nghiệp, mật độ nuôi thấp thường khoảng dưới 1-2 con/m2 tùy theo kỹ thuật chăm sóc và diện tích nuôi. Khi diện tích nuôi lớn, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào người nuôi có thể tăng mật độ lên trên 2 con/m2 nhưng không quá 5 con/m2.

Khi nâng mật độ lên mức cao hơn, thức ăn tự nhiên không đủ cung cấp cho tôm phát triển giai đoạn về lớn nên cần bổ sung thức ăn công nghiệp hoặc cá tươi, một số loài 2 mảnh vỏ, ốc gạo, hến…Trong  giai đoạn 1 đến 2 tháng cuối để thúc tôm về đích. Khi đó, có thể gọi đây là nuôi tôm quảng canh truyền thống cải tiến.

nuôi quảng canh cải tiến

Hình lúa tôm nuôi quảng canh truyền thống có thể nâng lên nuôi quảng canh cải tiến.

Ngày nay, người nuôi quảng canh cải tiến thường kết hợp các đối tượng nuôi để đạt bảo hiểm như: tôm thẻ chân trắng kết hợp với tôm càng xanh, tôm sú - tôm thẻ, tôm thẻ - cua hay tôm sú - cua… Các cách nuôi này mật độ nuôi đến khi thu hoạch từ 5 đến 10 con/m2 và có khi cao hơn. Sau 10 đến 15 ngày thả giống, người nuôi cho chúng thức ăn công nghiệp đến khi về đích.

2. Lợi ích nuôi tôm quảng canh cải tiến ?

2.1. Giá trị kinh tế từ nuôi quảng canh cải tiến cao hơn

Ngày nay, với biến đổi khí hậu, nguồn giống tự nhiên cạn kiệt do đánh bắt trên sông sử dụng xiệt điện, đất đai ngày càng ít và lão hóa do nuôi lâu, nhu cầu con người và mức sống ngày càng cao, buộc người dân phải nâng cấp cải tiến mô hình nuôi. Cải tiến kỹ thuật, kết hợp các đối tượng nuôi phù hợp, lấy ngắn nuôi dài, nhằm tạo ra nhiều nguồn thu nhập. Đồng thời khép kín quá quá trình nuôi, kiểm soát tốt đối tượng nuôi, tránh được sự tác động bên ngoài.

Về đầu tư vốn ban đầu cho nuôi quảng canh cải tiến cũng giống như quảng cảnh tự nhiên:

Ao cũng đảm bảo hết mọi bờ, giữ được nước tốt, vẫn có ao vèo và ao nuôi.

Khi trao đổi với Dượng Út - Đầm Dơi ông nói: “Mấy năm nay thu nhập gia đình ngày càng thấp, nhà có 2 ha đất thu nhập một năm chưa được 100 triệu bao gồm tôm - cua, chưa trừ chi phí giống thả, hai vợ chồng có lúc thiếu tiền đi đám tiệc. Tuy nhiên, có đứa con trai nuôi ở U Minh nuôi khép kín diện tích có 1.3 ha thu nhập vụ tháng 3/2023 vừa qua được hơn 200 triệu và còn tôm - cua thu tiếp. Mặc dù Dượng Út có tuổi nhưng vẫn thích nuôi hình thức khép kín tại U Minh.

sử dụng AEC COPEFLOC trong mô hình nuôi quảng canh cải tiến

Hình anh Tây ở Cà Mau sử dụng AEC COPEFLOC trong mô hình nuôi quảng canh cải tiến năm 2020.

 Qua đây cho thấy nuôi tôm quảng canh cải tiến cho năng suất cao hơn nhiều so với nuôi quảng canh, bình quân 1 ha đạt 0,8-1.2 tấn/vụ hình thức thẻ càng, hay sú - thẻ - cua, một năm từ 2-3 vụ chính, trong khi nuôi tôm quảng canh trên 1 ha cho năng suất khoảng 0,2 đến 0,3 tấn/vụ.

2.2. Thách thức từ nuôi quảng canh cải tiến

Nuôi quảng canh cải tiến giúp cải thiện thu nhập đồng thời đáp ứng một số yêu cầu sau:

- Người nuôi cần có sức khỏe tốt.

- Am hiểu kỹ thuật nuôi.

- Biết cách thu hoạch, luân canh, ghép các đối tượng phù hợp.

Khi nâng cấp từ nuôi mật độ thấp - quảng canh tự nhiên lên mật độ cao hơn do đó, khi tôm lớn sẽ thiếu nguồn thức ăn cho tôm, vì vậy cần bổ sung thức ăn công nghiệp.

Việc sử dụng thức ăn công nghiệp cũng như nuôi mật độ cao cần có sự quản lý, kiểm soát ô nhiễm đòi hỏi sử dụng vi sinh để xử lý và theo dõi tình trạng oxy để cung cấp thêm khi cần thiết.

Ngoài ra, khi đáy ao dơ, khí độc bùng phát, tôm sẽ xuất hiện bệnh về gan, ruột do đó cần bảo vệ gan, ruột và tăng sức đề kháng cho tôm khỏe mà bản chất là bảo vệ đáy ao sạch và đảm bảo oxy đủ để tôm khỏe mạnh.

Lượng rác trên sông Đ - ở Cà Mau

Hình: Lượng rác trên sông Đ - ở Cà Mau tháng 9 năm 2023

Việc cho tôm thức ăn công nghiệp giúp người nuôi dễ dàng trộn bổ sung thêm dưỡng chất hỗ trợ gan, ruột, dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho tôm.

Việc quản lý, kiểm soát độ ô nhiễm của phân thải cũng dễ dàng hơn so với cho tôm ăn hến, 2 mảnh hay ngũ cốc tươi…Vì một số thức ăn này dễ làm dơ đáy ao, gây hư đường ruột và ảnh hưởng đến vụ sau cũng như tồn lưu.

3. Các giai đoạn của mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến

Với mô hình nuôi quảng canh cải tiến, tốc độ phát triển của tôm cũng không thua nhiều so với công nghiệp nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ thức ăn công nghiệp, dinh dưỡng bổ sung thêm.

Để dễ quản lý mật độ, rút ngắn vụ nuôi, tăng thu nhập, chúng ta thường nuôi 2 giai đoạn: giai đoạn một là giai đoạn vèo giống và giai đoạn 2 - thúc đẩy phát triển về đích.

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến Công Ty Âu Mỹ AEC

Hình: Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến Công Ty Âu Mỹ AEC phiên bản 1

3.1. Giai đoạn vèo tôm mô hình quảng canh cải tiến

Thiết kế có ao vèo sẽ giúp người nuôi chủ động mùa vụ, dễ dàng kiểm soát và quản lý từ đó vèo đạt tỷ lệ sống cao.

Ngoài ra, khi thu tôm lớn còn ít, người nuôi có thể vèo tiếp tôm giống mới từ đó luân phiên mùa vụ tốt hơn và tăng được nhiều vụ nuôi trong năm hơn.

Ao vèo thường khoảng 5-10% diện tích nuôi, tùy vào kỹ thuật vèo hay trang thiết bị lắp đặt cho ao vèo mà người nuôi có thể tăng mật độ vèo lên.

 

o vèo của anh Vũ Bảo - Khánh An - U Minh Cà Mau

Hình: Ao vèo của anh Vũ Bảo - Khánh An - U Minh Cà Mau.

Mật độ vèo đối với tôm thẻ thường 100 con/m2 trở lại và được làm bằng đất bên cạnh ao nuôi.

Ao vèo được làm kín mọi, chứa được mực nước cao từ 1.5m trở lên.

Thời gian vèo đối với tôm sú thường là 20 ngày, đối với tôm thẻ khoảng 30 ngày và đối với tôm càng là 60 ngày.

Thời gian vèo càng lâu thì mức độ ô nhiễm ở ao vèo càng cao, tôm chậm lớn, lượng khí độc tích tụ càng nhiều và hàm lượng oxy càng thấp. Vì vậy, cần chủ động chọn thời điểm hợp lý để chuyển tôm ra ao nuôi giai đoạn 2.

Ao vèo tôm có thể cải tiến để vèo tôm trong giai đoạn đầu, mô hình nuôi quảng canh tôm rừng

Hình: Ao vèo tôm có thể cải tiến để vèo tôm trong giai đoạn đầu, mô hình nuôi quảng canh tôm rừng.

3.2. Giai đoạn 2: thúc đẩy tôm tăng trưởng mô hình nuôi quảng canh cải tiến

Trong quá trình vèo tôm, người nuôi cần chuẩn bị cải tạo ao nuôi giai đoạn 2. Bằng cách lấy nước, xử lý vi sinh, gây thức ăn tự nhiên, khi thấy các chỉ thị môi trường tốt thì người nuôi chuyển tôm từ ao vèo ra ao nuôi.

Sau khi chuyển tôm ra ao nuôi, bình quân khoảng từ 1,5 đến 2 tháng thì có thể thu hoạch tôm sú hoặc thẻ.

Khi tôm chuyển ra ao nuôi được 1 tháng thì người nuôi có thể gièo lại tôm mới để khi thu hoạch xong thì có thể chuyển tôm vèo mới ra nuôi tiếp.

Quá trình này thường được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch hàng năm.

Khi mưa nhiều, người nuôi thường hạ nước thu bớt tôm và xạ lúa. Có khi hai năm người nuôi làm lúa một lần để tái tạo lại môi trường. Trong quá trình canh tác lúa nước ngọt, người dân thường nuôi thêm tôm càng hay tôm sú ở dưới lòng kênh.

Ngày nay, người nuôi có thể thả ghép tôm càng toàn đực với tôm thẻ, sú quanh năm vì độ mặn tôm càng có thể sống và chịu được lên đến khoảng 20 phần nghìn.

 

4. Các sản phẩm của AEC có thể sử dụng trong nuôi quảng canh cải tiến

Quá trình xử lý nước hay cải tạo ao cần sử dụng vi sinh và khoáng chất. Ngoài ra khi chuyển từ lúa sang hoặc môi trường nước ngày nay ô nhiễm nhiều nên giải độc nước trước khi sử dụng vi sinh.

Sử dụng Z-AM giải độc liều 1 gói/5.000 m2 và định kỳ 5 ngày lần để ngừa phèn bùng phát hay làm sạch nước.

Ao vèo tôm có thể cải tiến để vèo tôm trong giai đoạn đầu, mô hình nuôi quảng canh tôm rừng

Sản phẩm Z-AM

Ngoài việc bổ sung thức ăn chế biến việc, trong ao nuôi vẫn có thể gây thức ăn tự nhiên thêm để giảm chi phí, đồng thời chúng cũng dồi dào dinh dưỡng và sức đề kháng. Để tiết kiệm chi phí và tăng tỷ lệ sống, đồng thời tăng tốc độ tăng trưởng nên kết hợp bộ đôi AEC COPEFLOC + AEC BIO ALGA sẽ giúp phát triển và gây thức ăn tự nhiên tốt. giúp cải tạo nền đáy ao sạch có thể nuôi nhiều vụ trong năm được an toàn.

Khi tăng mật độ nuôi, tải lượng phân thải càng lớn vì thức ăn càng nhiều, việc xử lý cần tăng vi sinh cao cấp hơn. Do đó, cần định kỳ xử lý thêm ZP US 1 gói/3.000 m2 hay VS 01 (can 5 lít) sử dụng định kỳ 5 - 7 ngày/lần để bổ sung tăng hoạt lực và khả năng xử lý đáy ao.

 

ZP USAEC CopeflocAEC Bio Alga

Bộ 3 sản vi sinh: ZP-US, AEC-COPEFLOC, AEC-BIO ALGA

Đồng thời, việc cho tôm ăn ngừa gan ruột là rất cần thiết. Người nuôi nên trộn 2 cữ ruột SH ZYM NO.1 hoặc Pro Enzym sáng trưa và xế chiều cho ăn LIVER BIO để giúp  tái tạo chức năng gan, giải độc gan và ngăn ngừa các hiện tượng về gan.

SH ZymLiver Bio

Sản phẩm SH ZYM NO.1 - LIVE BIO

Mật độ nuôi cao nhu cầu lấy khoáng tạo vỏ của tôm cũng tăng cao, đặc biệt ở ao nuôi lâu năm hoặc ít thay nước lượng khoáng tự nhiên giảm nhiều, do đó cần cung cấp thêm khoáng KT 01 hoặc AEC FAST WEIGHT vừa làm tăng kiềm, vừa bổ sung khoáng giúp ngừa cong thân, đục cơ và giúp tôm nhanh lớn.

KT 01

Bộ đôi khoáng KT01 và AEC-FAST WEIGHT

VS 01Pro Enzyme

VS 01 và pro enzyme

5. Các khuyến nghị khi nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến

  • Nuôi quảng canh cải tiến giúp người nuôi tăng thu nhập và cải thiện tốt đời sống, bền vững và ổn định.
  • Người nuôi cần quan tâm xử lý đáy ao và cung cấp oxy nếu gặp thời tiết bất lợi hoặc mưa nhiều.
  • Nên xen vụ lúa hay tái tạo đất bằng các loại cây như năng tượng, cây đước, cây mắm khô hoặc rong khô để giúp ổn định môi trường và nơi trú ẩn cho tôm.
  • Nuôi ghép xen các đối tượng như cua, tôm càng giúp tăng thu nhập ổn định  và giảm rủi ro cho người nuôi.

 

 

Viết bởi: KS Trần Quốc Trường

Duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực

Đang xem: NUÔI TÔM QUẢNG CANH CẢI TIẾN HIỆU QUẢ VÀ THÂN THIỆN

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.