18 VIỆC CẦN QUAN TÂM ĐỂ NUÔI TÔM HIỆU QUẢ (Phần 1)

18 VIỆC CẦN QUAN TÂM ĐỂ NUÔI TÔM HIỆU QUẢ (Phần 1)
Chia sẻ:

Từ trước đến nay, chúng ta thường nghe nhiều đến cụm từ “nuôi tôm thành công”, chúng ta cũng thường học hỏi kinh nghiệm của những hộ nuôi thành công, tuy nhiên, bài học rút ra từ sự thất bại cũng là những bài học kinh nghiệm quan trọng không kém. Bà con cần chú ý đến những 18 việc sau để nuôi tôm thẻ hiệu quả hơn và tăng tỷ lệ thành công của mùa vụ.

Nuôi tôm hiệu quả cần lưu ý 18 giải pháp sau đây (18 nguyên nhân nuôi tôm chưa thành công):

- Ao nuôi có xuất hiện hai mảnh, ốc đinh, hàu chỉ…

- Oxy thấp, quạt không gom, quạt ít, cúp điện, khu nuôi thiếu điện…các vật tư, thiết bị hỗ trợ việc nuôi không được cung cấp đầy đủ, kịp thời.

- Kiềm, pH dao động.

- Khí độc NH3, NO2-, đáy ao đen, H2S mùi trứng thối.

- Tảo đỏ, tảo lam, tảo nước sơn, tảo giáp…

- Ký sinh trùng, EHP, phân trắng.

- Đốm trắng, gan tụy cấp, trống ruột, EMS/AHPND.

- Nấm đồng tiền, nấm chân chó, nhớt bạt.

- Rớt cục thịt, cụt râu, mòn đuôi, ốp thân, cong thân, đục cơ, mềm vỏ, nhợt nhạt, da thiết.

- Tạt vôi quá liều, tạt thuốc và hóa chất quá liều gây sốc, cho tôm ăn thuốc quá liều, hoặc chưa đủ liều.

- Ăn thiếu hoặc ăn quá dư thức ăn, thức ăn kém chất lượng.

- Mưa dầm, dịch bệnh từ môi trường xung quanh, thời tiết nóng - lạnh thất thường, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm.

- Chưa tuân thủ đúng hướng dẫn, chưa tương tác tốt, nhận biết chưa chính xác thông tin hoặc tự ý làm không theo hướng dẫn.

- Thiếu vật tư, thuốc, giao nhận chậm trễ, chưa chủ động thuốc, thời gian kiểm tra bệnh chưa phù hợp.

- Không đưa vi sinh vào bên trong đường ruột tôm.

- Bổ sung dinh dưỡng nhưng tôm không hấp thụ hoặc chưa tăng cường cơ - thịt cho Tôm.

- Chuẩn bị ao sang không kịp hoặc chưa đúng cách, ao vèo nhỏ, chiết tôm qua ao mới 10 ngày nhưng tôm vẫn còn hao kéo dài…

- Mật độ nuôi quá dày, thời tiết bất lợi, so sánh mật độ nuôi quá khứ với hiện tại, thực trạng hiện tại chưa đánh giá đúng.

Các giải pháp phòng ngừa hiệu quả các hiện tượng bất lợi trong nuôi tôm để nuôi tôm hiệu quả

Ao nuôi có xuất hiện hai mảnh, ốc đinh, hàu chỉ, nhau châu…

- Tác hại: Làm cho ao nuôi giảm mật độ tảo, làm tăng độ trong của nước ao, làm phát sinh tảo đáy, rong đáy, phát sinh các khí độc như H2S, cạnh tranh thức ăn, canh tranh oxy hòa tan với tôm, lấy đi các khoáng chất như canxi, là vật chủ trung gian mang nhiều mầm bệnh như bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp (AHPND), hoại tử cơ, Taura… , là vật chủ kí sinh của nhóm vi khuẩn vibrio gây bệnh phân trắng, chết sớm (EMS), làm biến động môi trường, làm giảm độ kiềm của nước khiến tôm bị mềm vỏ và có thể gây chết tôm.

Sử dụng cua để ăn 2 mảnh - nhau trâu - hà

Sử dụng cua để ăn 2 mảnh - nhau trâu - hà

-Giải pháp diệt và phòng ngừa ốc đinh, hàu chỉ và các loài hai mảnh vỏ trong ao nuôi:  

  • Các loài hai mảnh vỏ đa số sống ở tầng đáy, bùn trong ao, hoặc bám lên bạt và các dụng cụ trong ao nuôi vì thế trong giai đoạn cải tạo ao cần nạo vét, hút bùn, rải vôi và phơi ao thật kỹ. Đối với ao bạt, nếu có hai mảnh sau vụ nuôi phải rải vôi CaO và phơi ao 3 đến 4 ngày.
  • Khi cấp nước vào ao dùng túi lọc dưới 5 micromet để ngăn ấu trùng của chúng phát tán vào ao nuôi, diệt tạp, diệt khuẩn đúng quy trình.
  • Đối với ao lắng có thể thả thêm cua nhỏ với mật độ thấp để diệt hết ốc đinh, hai mảnh. Tăng cường tấm ziczac để chúng bám vào. Sau một vụ nuôi vệ sinh kỹ ao lắng hoặc tạt thuốc SNail để xử lý sạch.
  • Đối với ao sẵn sàng phải xử lý nước thật kỹ qua lọc, tạt Gudo 1kg/1000m3 nước và Snail 1 gói/500 m3 nước để diệt hai mảnh, ốc đinh, ký sinh trùng, tảo... Sau đó, xử lý nước ổn định mới lấy nước cấp vào ao nuôi.

Oxy thấp, quạt không gom, quạt ít, cúp điện, khu nuôi thiếu điện…thiếu vật tư, thiết bị hỗ trợ việc nuôi không được cung cấp đầy đủ.

Khi hàm lượng oxy thấp, quạt ít, thói quen tắt quạt cho tôm ăn làm tuột oxy và không cung cấp đủ Oxy khiến tôm ăn ít hoặc ăn chậm dẫn đến thức ăn bị dư thừa làm dơ đáy ao, gây tích tụ khí độc như NH3, NO2-, H2S,...và các vi khuẩn yếm khí, làm sức khỏe tôm yếu đi, tôm không lanh, dễ nhiễm các loại bệnh như: bệnh phân trắng, chết sớm, trống ruột, gan tụy, ký sinh trùng - Gregarine, tỉ lệ sống thấp, chậm tăng trưởng và hệ số thức ăn cao. Cúp điện đặc biệt là cúp điện vào ban đêm, thiếu điện và thiếu thiết bị sẽ dẫn đến rủi ro lớn và giảm năng suất nuôi.

Biện pháp:
  • Nuôi ở mật độ vừa phải, ổn định, phù hợp với điều kiện vật chất, nguồn điện cung cấp, và kỹ năng quản lý. Mật độ càng cao, càng cần phải sử dụng các biện pháp để tăng cường oxy hòa tan, tăng cường oxy sủi có kèm thêm dòng chảy. Có thể sử dụng các biện pháp như: Sục khí đáy, tăng quạt thêm, tăng dòng chảy, tăng số vỉ hoặc viên sủi phân bố đều khắp ao, hoặc thu tỉa - sang ao. Ngoài ra, có thể sử dụng Oxy viên cho các trường hợp khẩn cấp hoặc thời tiết thay đổi, sức khỏe tôm yếu.
  • Phải tính toán số lượng quạt đầy đủ đảm bảo oxy hòa tan lớn hơn 5mg/lít cho ao nuôi để cung cấp đủ oxy và tạo dòng chảy liên tục để oxy hòa tan đều trong ao nuôi. Không nên tắt quạt khi cho ăn đặc biệt là tôm còn nhỏ vì không những cung cấp oxy mà dòng chảy làm phân tán nước đều trong ao nuôi tránh được hiện tượng thiếu oxy cục bộ.
  • Tăng cường chạy quạt ban đêm vì ban đêm lượng oxy hòa tan trong ao giảm, chạy quạt nhiều giờ trước khi cho ăn.
  • Phải trang bị đầy đủ thiết bị, hệ thống điện, máy phát điện dự phòng để phòng khi có các sự cố mất điện xảy ra.

Kiềm, pH giao động trong ngày lớn

Khi pH quá cao sẽ làm phát triển các loại tảo không mong muốn như: tảo xanh, tảo lam và tảo giáp. Khi chúng tàn sẽ để lại nhiều độc tố và là ổ chứa của nhiều vi khuẩn có hại, ký sinh trùng ảnh hưởng đến đường ruột của tôm. Khi pH quá thấp cũng ảnh hưởng đến tảo và lượng vi sinh vật trong nước, làm tôm khó lột xác, khó cứng vỏ được, cong thân, đục cơ, lột dính vỏ,... Thông thường, pH nằm trong ngưỡng từ 7.5 - 7.9 và dao động trong ngày không vượt quá 0.2-0.3 đơn vị. Khi pH giao động sáng và chiều lớn hơn 0.5 cho thấy môi trường chưa ổn định cân bằng gây biến động tảo, làm tôm, cá stress và dễ phát bệnh.

Giải pháp pH ổn định và duy trì buổi sáng từ 7.5-7.9

  • Sử dụng vi sinh đúng và đủ.
  • Sử dụng phi 200 lít pha CaCO3 dùng van điều tiết xả đều đều tránh sốc đột ngột môi trường.
  • Lưu ý: mùa mưa nên giữ môi trường pH khoảng 7.8 -7.9 sẽ tốt hơn vì ít gây biến động tảo khi mưa nhiều, mùa nắng nên giữ pH 7.7 -7.5 là tốt nhất vì kiểm soát tảo ao nuôi được tốt.

Độ kiềm thấp: rất ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm và gây biến động môi trường lớn làm ảnh hưởng đến pH. Nếu kiềm thấp mà nuôi mật độ cao thì tôm lột thường rớt cục thịt, sức đề kháng tôm yếu và quá trình tạo vỏ không đảm bảo, ảnh hưởng tốc độ phát triển của tôm.

Giải pháp kiềm ổn định: 

  • Sử dụng CaCO3 định kỳ theo mật độ nuôi để duy trì cho pH và kiềm ổn định. Thông thường mỗi tối dùng 25kg CaCO3/1500 m3 và pha với 200 lít có sủi oxy giúp phân tán đều trong bồn. Buổi tối hoặc trước khi mưa mở van xả từ từ khoảng 3-4 tiếng cho hết bồn. Trong quá trình xả, cần mở quạt để cho vôi phân tán đều trong ao, giúp pH biến động ít.
  • Sử dụng khoáng KT 01 tăng kiềm hoặc Boin 113 định kỳ giúp ổn định môi trường và cung cấp lợi khoáng cho tôm.
  • Gây màu nước ổn định bằng hệ vi sinh và duy trì màu trà hoặc màu vỏ đậu bằng hệ vi sinh, đưa môi trường nuôi về trạng thái cân bằng.

Khí độc NH3, NO2-, đáy ao đen, H2S mùi trứng thối

Chúng là trái Bom nổ chậm vì tất cả các nguyên nhân gây bệnh nặng trên tôm gần như phát sinh từ các loại khí trên. Khi kiểm tra có khí độc thì đây là hiện tượng báo hiệu môi trường ao nuôi có vấn đề cần xử lý gấp. Lượng thức ăn dư thừa càng nhiều thì lượng khí độc càng cao khiến tốc độ diễn biến bệnh trên tôm càng nhanh. Nếu không kiểm soát khí độc tốt và kịp thời, tôm xuất hiện bệnh gan tụy cấp, trống ruột, phân trắng, phân lỏng, cụt râu, mòn đuôi, đốm đen, đốm trắng, ký sinh trùng…gây thiệt hại đến mùa vụ, kéo dài thời gian nuôi hoặc trắng tay.

Giải pháp: Sử dụng vi sinh đúng và đủ, cho ăn vi sinh STC Clean 5 cữ/ngày tôm nhỏ ăn 10g/kg, tôm lớn ăn 5g/kg thức ăn liên tục suốt vụ nuôi, tạo giá thể trong ao, Đảm bảo đủ oxy hòa tan từ 5.0 mg/lít trở lên- dòng chảy liên tục trong ao. Duy trì vi sinh VS 01 sinh khối tạt mỗi đêm để kiểm soát pH ổn định.  Định kỳ 2-3 ngày tạt trực tiếp 1 gói Zp Us/1.500m3 nước.

Tảo đỏ, tảo lam, tảo nước sơn, tảo giáp,… có trong ao nuôi

Chúng xuất hiện khi môi trường trong ao mất cân bằng, ao quá nhiều Nitơ tổng và Photpho. Chúng cạnh tranh oxy - phát triển mạnh tảo đến khi rớt tảo, làm pH biến động mạnh. Mật độ khuẩn cao trong tảo khiến tôm dễ bị stress, phân trắng, gan tụy, rớt rải rác, đốm trắng, lở loét, đốm đen,…

Giải pháp khống chế tảo, cắt tảo trong ao nuôi hiệu quả:

  • Tăng cường oxy- dòng chảy trong ao, sử dụng vi sinh hiệu quả
  • Tăng cường thuốc cho gan và đường ruột tôm: Cho tôm ăn ngăn ngừa vi khuẩn vibrio tăng cao và ngừa bệnh gan tụy cho tôm vào các ngày tuổi nhạy cảm khiến tôm dễ phát bệnh như: 7, 15, 21, 28, 35. Vì khi khuẩn phát triển cao sẽ tiết ra độc tố gây bệnh gan, tụy và quá trình này tích tụ kéo dài khoảng từ 5-7 ngày nên chúng ta ăn ngừa trước và khống chế không cho bệnh phát triển bằng Pro size 20 New liều 10ml/kg thức ăn, ăn 1 cữ vào buổi sáng trong 2 ngày liên tục và cho ăn định kỳ theo các ngày nhạy cảm ghi trên. Lưu ý rằng các cữ ăn còn lại trong chu kỳ ăn này thì cho ăn STC clean và Liver Bio liều gấp đôi.
  • Khống chế - cắt tảo từ từ để tảo không phát sinh. Sử dụng CaO cắt tảo vào ban đêm lúc 2h-4h sáng với liều dùng 10kg/1000m3 liên tục trong từ 3-4 đêm và kết hợp với vi sinh chuyên cắt tảo BZT 454g.

Ký sinh trùng, EHP, phân trắng, phân lỏng

Khi nhiễm bệnh tôm bị còi cọc, phân đàn, ăn yếu, lờ đờ, nhợt nhạt, phân tôm hình xoắn lò xo, bệnh nặng gây đục cơ, cong thân, rớt rãi rác hoặc có thể rớt hàng loạt. Quá trình điều trị có thể kéo dài, tái đi tái lại, thời gian nuôi dài, tăng chi phí.

Giải pháp: Nước cấp vào cần giải quyết triệt để các vật chủ trung gian và trực tiếp gây ảnh hưởng như: trứng nước, EHP, 2 mảnh, ốc đinh, ký sinh trùng, tảo xấu…  Ăn ngừa trong các giai đoạn nhạy cảm với bệnh của tôm. Ngoài ra, khi tôm khỏe mạnh, ăn sung sau 20 ngày cho ăn ngừa mỗi lần 1 cữ vào buổi sáng, định kỳ 4-5 ngày/lần và 2 ngày liên tục ăn xổ ký sinh trùng TTC F100 liều 5-7ml/kg thức ăn.

Ngoài ra sử dụng trộn Zym Thaid suốt vụ nuôi liều 5g/kg tôm nhỏ và 3g/kg thức ăn với tôm lớn giúp nong to đường ruột và đào thải các ký sinh trùng ra bên ngoài. Việc bảo vệ bằng Zym Thaid ruột dày, to tạo lớp vi sinh trên thành ruột giúp đẩy lùi EHP, ký sinh trùng ký sinh trên ruột giúp ngừa được bệnh chậm lớn do vi bào tử trùng (EHP) và ký sinh trùng (Gregarine) gây ra trên tôm.

Đốm trắng, gan tụy cấp, trống ruột, chết sớm EMS/AHPND

Có 3 nguyên nhân dễ gây ra đốm trắng do vi rút: ao có khí độc NH3, NO2-, độ mặn cao và chênh lệch lớn nhiệt độ giữa ngày và đêm hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột. Nếu môi trường ao nuôi xấu hoặc môi trường thay đổi đột ngột tôm cũng dễ bị: gan tụy, trống ruột, chết sớm, tôm cá bỏ ăn.

Gải pháp phòng trị đốm trắng, gan tụy cấp, trống ruột, chết sớm EMS/AHPND: 

  • Tăng sức đề kháng tôm, cá: Cho ăn Us Formula liên tục trong vụ nuôi kết hợp với Anomin N00.
  • Tuân thủ 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm: dòng chảy liên tục, oxy liên tục đảm bảo đủ, môi trường ổn định không sốc đột ngột. Thời điểm giao mùa chênh lệch nhiệt độ cao giữa ngày và đêm nên giữ nước nhiều, chạy quạt nhiều và sử dụng CaO vào ban đêm nhiều làm ấm nước. Duy trì đều đặn và liên tục vi sinh.

Gan ruột tôm bị yếu

Hình gan tụy yếu, trống ruột, tôm bỏ ăn khi môi trường biến động - 2 mảnh Farm Tuấn Nghị - Cà Mau

Mùa lạnh không nên tăng thức ăn đột ngột hoặc ăn vượt mức bình thường thời tiết lạnh tôm ăn chậm bài tiết chậm nếu tăng thức ăn đột ngột dễ bị ảnh hưởng gan, ruột. Nên ăn khoản 70% so với mức bình thường khi thời tiết lạnh, giao mùa.

Mùa lạnh nâng nước lên cao hơn bình thường giảm tác động thay đổi nhiệt, cần kiểm soát kỹ hơn về ổn định nhiệt độ nước ao nuôi ban đêm.

Thả tôm tránh thời điểm tôm 25 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi ngay thời điểm giao mùa từ nóng qua lạnh. Hoặc tránh chuyển tôm - sang tôm ao này qua ao kia khi tôm rơi vào ngày tuổi nhạy cảm này khi thời điểm giao mùa.

Nấm đồng tiền, nấm chân chó, nhớt bạt

Do việc xử lý nước ban đầu chưa cắt hết mầm tảo, đặc biệt cắt chưa triệt để hoặc chưa đúng liều lượng và thành phần nên nước đưa vào có nấm và nhớt bạt. Thông thường, nấm dễ nhìn thấy khi nước trong hoặc thấy nấm bám lên bạt, các đường ống và dụng cụ đặt dưới ao nuôi khi làm vệ sinh cuối vụ. Khi xuất hiện các hiện tượng trên tôm dễ bị phân trắng và trong ao đang nuôi tôm dễ bị nhiễm ký sinh trùng và gan tụy dễ phát triển.

Giải pháp phòng trị nấm đồng tiền, nấm chân chó, nhớt bạt:

  • Xử lý nước đầu vào bằng F200 và Gudo tham khảo bài viết chi tiết tại web: aecaqua.com [CÁCH XỬ LÝ NƯỚC DÙNG CHO NUÔI TÔM CÔNG NGHỆ CAO - KIN 68, AO LÓT BẠT 100% HOẶC LÓT BẠT BỜ - AEC COPEFLOCK 63 CTY ÂU MỸ AEC].
  • Trước khi thả tôm dùng vi sinh sinh khối VS 01 gây màu ổn định môi trường nhanh màu trà và ổn định môi trường pH và kiềm.
  • Tăng cường sức đề kháng, cho tôm ăn ngừa gan, ruột. Tăng cường oxy và dòng chảy trong ao liên tục đảm bảo phân tôm và thức ăn dư thừa gom tốt ra hố syphon và syphon ra ngoài.

Rớt cục thịt, cụt râu, mòn đuôi, ốp thân, cong thân, đục cơ, mềm vỏ, nhợt nhạt, da thiết.

Dinh dưỡng kém, thiếu vitamin, khoáng đa vi lượng và môi trường kém gây ra sức khỏe tôm yếu, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của tôm kém. Khi đó tỷ lệ sống giảm, tôm lờ đờ, nhợt nhạt, ăn yếu, đến khi thời tiết bất lợi tôm có thể rớt, trống ruột, gan tụy phát triển khiến vụ nuôi kéo dài và không sinh lời.

Giải pháp: Cần tăng sức đề kháng cho tôm trước khi xảy ra bệnh trên tôm. Cuối vụ vệ sinh bạt kỹ ngừa mầm khuẩn và ký sinh trùng còn tồn lưu. Việc tăng sức đề kháng cho ăn khoáng và Us formula để giúp cho tôm phát triển đồng đều và quá trình này cần được duy trì liên tục và thường xuyên.

Trên đây là 9 nguyên nhân nuôi tôm thất bại thường gặp của nhiều bà con đang gặp phải cùng với đó là những giải pháp phòng trị do đội ngũ kỹ sư Âu Mỹ AEC đã ứng dụng thành công. Phần tiếp theo của bài viết về việc nuôi tôm hiệu quả sẽ được Âu Mỹ AEC cập nhật tiếp tục trong thời gian tới, hy vọng bài viết sẽ giúp ích bà con đạt được một mùa vụ bội thu. Nếu bà con có bất kỳ thắc mắc hoặc khó khăn nào cần được hỗ trợ thì hãy gọi ngay đến Âu Mỹ thông qua hotline: 0855 678 679 nhé!

Nuôi tôm hiệu quả cùng sản phẩm Âu Mỹ AEC

Một số sản phẩm giúp nuôi tôm hiệu quả

Viết bài: Ks Trần Châu Liêm, Ks Lâm Thị Cẩm Tú, Ks Nguyễn Hữu Có, Ks Trần Huỳnh Như, CN: Ths Trần Bùi Hữu Tính

Chỉnh sửa chính tả và câu văn: Ths Tô Kim Thúy, Ths Trần Kim Ngoan

Chỉnh Sửa và duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực

Đang xem: 18 VIỆC CẦN QUAN TÂM ĐỂ NUÔI TÔM HIỆU QUẢ (Phần 1)

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.