NO2 - KHÍ ĐỘC VỚI TÔM và CÁCH XỬ LÝ NO2

NO2 - KHÍ ĐỘC VỚI TÔM và CÁCH XỬ LÝ NO2
Chia sẻ:

NO2 trong vuông tôm đang là một trong những vấn đề cấp bách đối với ngành nuôi tôm hiện nay? Điều đáng lo ngại là khí độc NO2 có thể gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe của tôm và ảnh hưởng đến các chỉ tiêu môi trường nước. Do đó, việc kiểm soát và xử lý khí độc NO2 là điều rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Vậy, làm thế nào để xử lý khí độc NO2 trong vuông tôm? Mời bà con cùng tìm hiểu qua bài biết dưới đây.

NO2- là gì? Cơ chế gây độc NO2- ảnh hưởng đến ao nuôi tôm

NO2 là gì?

Khí NO2

Hình 1: Khí NO2

NO2 là một hợp chất của nitơ và oxy tồn tại trong đất và nước. Đây là chất trung gian trong quá trình tổng hợp công nghiệp của acid nitric hay trong nước NO2 là sản phẩm trung gian của phản ứng oxy hóa dưới tác dụng của vi khuẩn chuyển hóa amoniac thành nitrit và cuối cùng là nitrat, đó được gọi là quá trình Nitrat hóa. NO2 có tên gọi là Nitrit, nitơ dioxit hay dioxit nitơ. 

  • Hình thái: NO2 là chất khí màu nâu đỏ và có mùi gắc đặc trưng, đây là khí độc có độ hấp thụ mạnh đối với các tia cực tím tạo nên ô nhiễm quang hóa học
  • Tính chất hóa học: Phản ứng oxi hóa khử, NO2 vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa là chất khử
  • 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO
  • Khi trời mưa NO2 cùng các phân tử HNO3 sẽ hòa lẫn trong nước mưa và làm giảm độ pH trong nước. Trong tầng ozon: được tạo thành từ phản ứng oxi hóa    NO + O3 → O2 + NO2   Ngoài ra, khí NO2 còn là chất trung gian được sinh ra trong quá trình tổng hợp công nghiệp axit nitric với sản lượng hàng triệu tấn mỗi năm
  • NO2 khi nồng độ cao đủ lượng chúng gây độc với tôm, cá. NO2 được hình thành từ quá trình sinh hóa các chất dinh dưỡng hữu cơ có trong ao tôm, tạo ra các muối gốc NO2-

Cơ chế gây độc NO2- ảnh hưởng đến tôm nuôi 

  • NO2- kết hợp với hemocyanin trong máu tôm tạo thành methemoglobin làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu, tôm bị tắc nghẽn không đủ oxy khiến tôm bị ngạt dẫn đến nổi đầu, chết rải rác vào sáng sớm hoặc chiều tối.
  • Khi nồng độ NO2 kéo dài dẫn đến tôm bị yếu, không hấp thụ được dinh dưỡng, chậm lớn, giảm sức đề kháng, sinh ra các bệnh như: da xanh, rớt cục thịt, rớt rải rác, bệnh phân trắng trên tôm, đốm trắng,... hoặc chết hàng loạt,...

Tôm rớt đáy khi hàm lượng khí độc NO2 cao

Hình 2: Tôm rớt đáy khi hàm lượng khí độc NO2 cao

  • NO2 cao làm rối loạn áp suất thẩm thấu do cạnh tranh với ion Cl-, làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất của tôm, dẫn đến tôm lột vỏ bị mềm vỏ, gây sưng mang, phù thũng cơ.
  • Khí độc NO2 gây ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi, nếu không xử lý kịp thời tôm có thể chết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng xuất vụ nuôi.

Đo nồng độ no2 trong ao nuôi

Hình 3: Thông số môi trường và nồng độ NO2 hơn 30mg/lít tôm đã chết hàng loạt hơn 90% do mưa đột ngột tại khu thực nghiệm Cty Âu Mỹ AEC.

Nguyên nhân khí độc NO2 xuất hiện trong ao nuôi tôm

Những nguyên nhân dẫn đến khí độc NO2 xuất hiện trong ao nuôi mà bà con cần lưu ý:

  • Khí độc NO2 được tạo ra từ quá trình chuyển hóa NH3 thông qua việc ăn thức ăn công nghiệp và quá trình chuyển hóa thức ăn của tôm tạo ra phân thải quá nhiều. Cùng với sự phân hủy từ các vi sinh vật phân hủy đạm, xác tảo tàn, tôm rớt, phân tôm, các hợp chất hữu cơ lơ lửng chứa nitơ trong ao gây ra.

Quản lý thức ăn không tốt gây dư thừa dễ gây sụp tảo

Hình 4: Quản lý thức ăn không tốt gây dư thừa dễ gây sụp tảo

Ao nuôi phát triển tảo quá mức tiềm ẩn nguy cơ rớt tảo làm dơ nước sinh ra khí NO2.

Hình 5: Ao nuôi phát triển tảo quá mức tiềm ẩn nguy cơ rớt tảo làm dơ nước sinh ra khí NO2.

  • Mật độ nuôi quá dày, càng về sau lượng thức ăn được bổ sung vào ao càng nhiều, từ đó sự bài tiết cũng như chất thải của tôm thải ra càng nhiều, các chất chất hữu cơ trong ao cao là hiện tượng ao nuôi phú dưỡng (hàm lượng dinh dưỡng cao) tạo điều kiện cho tảo phát triển.
  • Khi tảo phát triển và quá dày trong ao, về đêm tảo sẽ hô hấp lấy oxi cạnh tranh với tôm, vi sinh có lợi, động vật phù du,... gây hiện tượng thiếu oxy và sụp tảo trong ao nuôi. Xác tảo tàn không được lấy ra là điều kiện để phát sinh khí độc NO2 cũng như các vi khuẩn có hại, ký sinh trùng làm ổ và phát triển gây bệnh trên tôm.
  • Hàm lượng oxy hòa tan, dòng chảy trong ao là một trong những yếu tố quan trọng để dẫn đến sự thành công trong nghề nuôi tôm. Dòng chảy mạnh sẽ lôi kéo các vật chất hữu cơ gom vào hố xiphong và được lấy ra bên ngoài, không có điểm cục bộ. Nhưng ngược lại dòng chảy thấp, oxy thấp các vật chất hữu cơ sẽ lắng tụ tại các điểm cục bộ, vùng trũng hay các góc ao, đó là điều kiện để quá trình phân hủy và chuyển hóa đạm Nitơ xảy ra và dừng lại ở NO2 gây độc cho tôm.
  • Khi môi trường nước có độ mặn > 8ppm thì hàm lượng khí độc NO2 ngày càng cao trong quá trình nuôi tôm.

Phương trình tương quan giữa giá trị NO2 với độ mặn

Hình 6: Phương trình tương quan giữa giá trị NO2 với độ mặn (tham khảo)

Tác động NO2 đến sức khỏe tôm

Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, 30% hàm lượng đạm có trong thức ăn tôm sẽ sẽ hấp thụ, còn 70% hàm lượng đạm sẽ được tôm bài tiết và thải ra ngoài môi trường, được hòa tan và lơ lửng trong ao. Quá trình lâu dài các vật chất hữu cơ không được xiphong lấy ra liên tục sẽ tích lũy trong nền đáy ao, nếu không có vi sinh có lợi sẻ làm ao nuôi tôm trở nên ô nhiễm hữu cơ nặng. Khi đó, các chất thải sẽ phân hủy hình thành khí độc NH3 (Amoniac). NH3 sẽ chuyển hóa dần qua NO2 với sự tham gia của nhóm vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrosococcus sp.
 

Quá trình chuyển hóa khí độc NH3 sang NO2

Hình 7: Quá trình chuyển hóa khí độc NH3 sang NO2 (tham khảo)

Trong quá trình nuôi tôm sự hình thành khí độc NH3/NO2  liên tục nếu người nuôi chưa có kinh nghiệm, quản lý chất lượng nước và đáy ao không tốt. Qua nhiều năm nghiên cứu chúng tôi chia ra 3 giai đoạn hình thành khí độc NO2 thường diễn ra:

Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành NH3

Bà con có thể nhận biết bằng cách sử dụng bộ Test SERA để phát hiện nhanh lượng khí độc NH3 xuất hiện trong ao nuôi.

Khi tôm > 25 ngày tuổi, tôm bắt đầu ăn mạnh, lượng thức ăn bổ sung vào ao nuôi nhiều. Từ đó lượng chất thải sinh ra ngày càng nhiều và không được lấy ra nhanh chóng, quá trình phân hủy và chuyển hóa Nitơ xảy ra tạo thành khí độc NH3. Tùy vào mô hình nuôi mà mức độ hình thành khí độc cao hay thấp.

Giai đoạn 2: Giai đoạn chuyển hóa sang NO2 

Khi hàm lượng oxy đầy đủ, khí độc NH3 sẽ do nhóm vi khuẩn Nitrosomonas sp và Nitrosococcus sp chuyển hóa thành khí độc NO2 (Nitrit)

Sử dụng bộ Test nhanh SERA để đánh giá chất lượng nước và NO2. Lúc này, NH3 sẽ có dấu hiệu không tăng hoặc giảm xuống, trong khi đó nồng độ NO2 bắt đầu có dấu hiệu tăng đáng kể.

So sánh 2 loại khí độc NO2 và NH3 bằng bộ test SERA

Hình 8: So sánh 2 loại khí độc NO2 và NH3 bằng bộ test SERA

Kiểm soát quản lý sự cân bằng 2 khí độc này cần kỹ năng tốt và sử dụng đúng và đủ vi sinh đồng thời liên quan hệ thống vận hành ao nuôi đặc biệt là oxy hòa tan và dòng chảy trong ao.

Giai đoạn 3: Giai đoạn gây độc - gây chết tôm

Khi hàm lượng khí độc NO2- > 25mg/L, tôm có dấu hiệu giảm ăn, chúng cản trở quá trình trao đổi oxy làm tôm nổi đầu, bơi lờ đờ trên mặt nước, không hấp thụ được khoáng chất, lột rớt nhiều.

Hàm lượng khí độc ngày càng kéo dài không được kiểm soát hay xử lý triệt để sẽ dẫn đến các bệnh về tôm như: da xanh, nhợt nhạt, ốp thân, đen mang, gan tụy cấp tính, tôm bị đốm đen, bệnh đốm trắng, phân trắng,... và gây chết hàng loạt trên diện rộng.

Biện pháp phòng ngừa và giải pháp hiệu quả xử lý NO2 trong ao nuôi tôm

- Đảm bảo tuân thủ theo 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm cá dòng chảy liên tục, oxy liên tục và hạn chế tác động đến môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, tôm không bị stress và đạt được hiệu quả tối ưu trong quá trình nuôi.

- Ngăn chặn các vấn đề gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe liên quan đến NO2 .

- NO2 khi được xử lý sử giúp tôm tăng trưởng và sinh sản tốt.

- Chọn mật độ nuôi phù hợp năng lực người nuôi, tải lượng ao nuôi, hệ thống nuôi.

- Sử dụng vi sinh đúng đủ để xử lý nước, đáy ao nuôi, duy trì hệ vi sinh có lợi trong ao nuôi và ao sẵn sàng.

Ngừa NO2 xuất hiện trong ao tôm

  • Cải tạo, bón vôi, sên vét đáy ao trước khi thả giống. 
  • Nên thiết kế ao có hố siphon gom và lấy các chất hữu cơ ra ngoài được, nhanh chóng, tránh tình trạng chết góc làm phân tôm, xác tảo,...

Cải tạo ao nuôi trước khi thả giống

Hình 9: Cải tạo ao nuôi trước khi thả giống

  • Đảm bảo hàm lượng oxy đầy đủ và pH ổn định dao động từ 7,5 - 7,8
  • Định kỳ đánh vi sinh xử lý nước như VS 01, Zp - Us, Copefloc để chuyển hóa đạm amoniac thành Nitrat thông qua quá trình Nitrat hóa nhờ 2 nhóm vi khuẩn Nitrobacter và Nitrosomonas làm sạch đáy ao, phân hủy mùn bã hữu cơ, chuyển hóa NH3 (độc) thành NO2- (rất độc) và cuối cùng thành NO3- (rất ít độc).
  • Kiểm soát nồng độ NO2 trong ao nuôi tôm ở ngưỡng cho phép, duy trì lượng oxy > 4mg/L và dòng chảy dao động từ 0.1 - 0.3 m/s.

Thiết bị đo hàm lượng oxy hòa tan và dòng chảy tại khu nghiên cứu thực nghiệp Cty Âu Mỹ AEC

Hình 10: Thiết bị đo hàm lượng oxy hòa tan và dòng chảy tại khu nghiên cứu thực nghiệp Cty Âu Mỹ AEC

  • Điều chỉnh lượng thức ăn để giảm NO2 bằng cách canh nhá để tránh tình trạng dư thừa thức ăn.

Quá trình chuyển hóa khí độc trong ao nuôi tôm

Hình 11: Quá trình chuyển hóa khí độc trong ao nuôi tôm

Xử lý NO2 khi xuất hiện trong ao tôm

Khí độc NO2 bắt đầu bùng phát ở giai đoạn > 45 ngày tuổi, làm thế nào để có thể xử lý kịp thời lượng khí độc luôn ở mức cho phép và không tăng? Vì thế, để giải quyết vấn đề này, bà con cần quản lý vi sinh ao nuôi tôm kiềm hãm hàm lượng khí độc NO2.

  • Theo dõi lượng thức ăn vừa đủ cho tôm bằng cách canh nhá kỹ.

Canh nhá điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm

Hình 12: Canh nhá điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm

  • Định kỳ xét nghiệm nước 2 lần/tuần để theo dõi tình trạng khí độc trong ao, duy trì màu nước màu trà suốt vụ nuôi.
  • Tăng cường chạy quạt 100% và liên tục để tạo được dòng chảy trong ao nuôi, tăng hàm lượng oxy hòa tan bằng thổi oxy hoặc bổ sung oxy viên.
  • Syphon liên tục và tăng lượng nước trao đổi (vào-ra) để dọn sạch các chất thải của tôm, thức ăn dư thừa ra ngoài càng nhanh càng tốt.
  • Sử dụng men vi sinh Zp-Us trực tiếp định kỳ giúp chuyên xử lý đáy, xử lý nước keo, ván bọt, xử lý khí độc (NH3, NO2), cải thiện chất lượng nước.  

- Liều lượng cho ao 1.500m3 nước.

  • Tôm <15 ngày: Tạt vào buổi sáng 8h, định kỳ đánh 7 ngày/lần
  • Tôm <45 ngày: Tạt vào buổi sáng 8h, định kỳ đánh 5 ngày/lần
  • Tôm >45 ngày: Tạt vào buổi chiều tối 19h, định kỳ đánh 3 ngày/lần
  • Tùy vào mật độ nuôi và thời gian nuôi tăng liều sử dụng phù hợp.

Nên kết hợp AEC copefloc ủ tiết kiệm chi phí sử dụng mỗi đêm để kiểm soát tảo và pH. 

Công thức ủ không oxy: AEC-Copefloc + 5kg đường mật (đã được sát khuẩn) + 100L nước sạch, ủ yếm khí 48h tiếng trở lên và duy trì tạt mỗi đêm 20 lít/1.000m3. Không những sử dụng trong ao nuôi và phải sử dụng vi sinh trong ao sẵn sàng.

Lưu ý: Hạn chế thay nước (chỉ cấp bù nước xiphong), nếu ao có thêm khuẩn cao cần diệt diệt khuẩn bằng Iodine 90, liều 1L/2.000 m3. Sau đó 24h cấy men vi sinh lại liều cao gấp đôi bình thường. Đảm bảo nhiệt độ từ 28-31 độ C, độ kiềm dao động 120-180 mg/l, pH sáng 7.5 chiều 7.8 trở lại,  hàm lượng oxy hòa tan DO >4mg/l. Tôm lớn tốc độ dòng chảy trong ao luôn luôn đảm bảo 24/24 lớn hơn 0,1 m/s.

Cảm nhận của khách hàng khi sử dụng men vi sinh Zp-Us trong ao nuôi tôm

Đại lý Lê Vững tại Huyện Vĩnh Thuận, Tỉnh Kiên Giang chia sẻ: "Zp-Us giải quyết được 3 yếu tố. Thứ nhất tôm ăn mạnh, thứ hai đáy ao không bị dơ, thứ ba xử lý khí độc NO2" được đề cập thông qua video dưới đây:

Men vi sinh ZP-US nhập từ Mỹ - Khách hàng chia sẻ cách dùng vi sinh ao bạt

Tóm lại, khí độc NO2 là một trong những vấn đề cấp bách trong quản lý ao nuôi tôm. Tuy nhiên, với những phương pháp xử lý khí độc hiệu quả và sử dụng các kỹ thuật nuôi tôm bền vững, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát xử lý tốt nồng độ NO2 trong ao nuôi tôm. Việc duy trì môi trường ao nuôi tôm trong tình trạng tốt, đảm bảo sự thông thoáng và cung cấp đủ oxy cho tôm là rất quan trọng. Hơn nữa, việc sử dụng các loại men vi sinh cung cấp vi sinh vật có lợi giúp an toàn cho môi trường, cải thiện chất lượng nước và giảm thiểu tác hại của khí độc NO2 đến sức khỏe của tôm. Với những bước tiến này, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu nuôi tôm bền vững và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Nồng độ khí độc cao sẻ sử dụng men vi sinh tăng liều lượng phù hợp. Để hiểu rõ hơn và và được tư vấn trực tiếp bà con hãy liên hệ đến Hotline 0855 678 679 hoặc Website AuMyAEC.com để được đội ngũ nhân viên kỹ thuật Công ty Âu Mỹ AEC tư vấn xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm hiệu quả nhất.

VS01aec - copeflocYuca zymZP US

Một số sản phẩm sử dụng vi sinh xử lý khí độc NO2 từ Công ty Âu Mỹ AEC

Viết bài: Ks. Nguyễn Thị Kim Thoa
Chỉnh bản thảo: Ks. Trần Châu Liêm
Duyệt nội dung: Ths. Lê Trung Thực

Đang xem: NO2 - KHÍ ĐỘC VỚI TÔM và CÁCH XỬ LÝ NO2

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.